Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Di dời, chặt hạ 1.300 cây xanh ở đường Phạm Văn Đồng: Ưu tiên hàng đầu là bảo tồn cây

(DS&PL) -

Quan điểm lãnh đạo thành phố Hà Nội là chọn phương án tối ưu với ưu tiên là bảo tồn, di chuyển cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng cho dù phải phát sinh chi phí.

Quan điểm lãnh đạo thành phố Hà Nội là chọn phương án tối ưu với ưu tiên là bảo tồn, di chuyển cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng cho dù phải phát sinh chi phí.

Chiều 6/6, tại buổi giao ban báo chí của Thành ủy Hà Nội, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc di chuyển, giải tỏa cây xanh trên đường Pham Văn đồng mới chỉ là đề xuất của chủ đầu tư. Cụ thể, khi thực hiện dự án mở đường Phạm Văn Đồng, ngoài việc giải tỏa công trình nhà, hạ tầng dọc tuyến, theo phương án do đơn vị tư vấn lập, tổng số cây cần dịch chuyển, giải tỏa và cắt tỉa là 1.315 cây. Trong đó, giữ nguyên 142 cây; dịch chuyển 158 cây; phải giải tỏa, chặt hạ 1.015 cây.

Đại diện Sở Xây dưng TP. Hà Nội cho hay, theo quy hoạch và hồ sơ thiết kế mở rộng đường Phạm Văn Đồng, hàng cây cần di chuyển, giải tỏa nằm trong phạm vi mở rộng đường, các đường dẫn lên xuống đường trên cao.

Cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng. Ảnh: Trí thức trẻ.

Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội khẳng định, nhu cầu, số liệu dịch chuyển giải tỏa cây xanh trên tuyến đến nay mới là phương án đề xuất của đơn vị tư vấn và chủ đầu tư dự án đưa ra. Quan điểm nhất quán của lãnh đạo thành phố trong phương án quy hoạch đầu tư xây dựng là tránh tối đa vùng cây xanh, công viên, hồ nước. Trong trường hợp bắt buộc dịch chuyển, giải tỏa cây xanh nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng thì phải được tính toán chặt chẽ, chọn phương án tối ưu với ưu tiên hàng đầu là bảo tồn, di chuyển dù có thể phát sinh chi phí, trong điều kiện không thể dịch chuyển mới giải tỏa, chặt hạ.

Đối với số cây phải xử lý trong dự án mở rộng đường Phạm Văn Đồng, lãnh đạo thành phố giao các đơn vị liên quan lên danh sách, hồ sơ cây xanh, phương án cụ thể đối với từng cây, có sự giảm sát chặt chẽ việc xử lý khi di dời hay chặt hạ. 

Lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cũng khẳng định không có chủ trương về giải tỏa, thay thế 4.000 cây xà cừ mà báo chí đã nêu trong thời gian vừa qua.

Trước đó, thông tin từ Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội cho biết, để phục vụ việc mở rộng đường Phạm Văn Đồng, đoạn từ cầu vượt Mai Dịch đến cầu Thăng Long, dự kiến sẽ phải di dời, chặt hạ khoảng 1.300 cây xanh trên tuyến. Trong số khoảng 1.300 cây xanh nằm trong diện phải di dời, chặt hạ hủ yếu là cây xà cừ, được trồng từ những năm 1980 trở lại đây.

Tin nổi bật