Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất rút thời hạn bằng lái xe ô tô xuống còn 5 năm

(DS&PL) -

Lãnh đạo Phòng CSGT CA Hà Nội cho rằng hiện tại thời hạn của bằng lái xe ô tô 10 năm là quá dài và nên rút ngắn lại.

Lãnh đạo Phòng CSGT CA TP. Hà Nội cho rằng hiện tại thời hạn của bằng lái xe ô tô 10 năm là quá dài và nên rút ngắn lại.

Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT (PC67) Công an TP Hà Nội là người đưa ra ý tưởng trên.

Theo Đại tá Đào Vịnh Thắng, một trong số các giải pháp chống tai nạn và ùn tắc giao thông thì việc quản lý người lái và phương tiện là rất quan trọng. Thời hạn của bằng lái ôtô hiện này là 10 năm, khoảng thời gian này quá dài nên đề xuất rút ngắn thời hạn xuống còn 5 năm, đồng thời hàng năm phải kiểm tra sức khỏe của người lái.

Trường phòng CSGT CA Hà Nội đề xuất rút ngắn thời gian cấp bằng lái xe ô tô từ 10 năm xuống còn 5 năm.

“Trong thời gian này, tài xế có thể ốm đau, sức khỏe thay đổi dẫn đến việc không đảm bảo sức khỏe để lái xe. Nhưng nếu 10 năm mới cấp lại bằng lái, cơ quan chức năng sẽ không quản lý được, từ đó gây ra những hệ lụy khó lường, thậm chí là nguyên nhân gây ra các vụ tai nạn giao thông” – Đại tá Thắng nhận định.

Đồng tình với quan điểm này, anh Phạm Đức Tùng (36 tuổi, quê Hà Nam) cho biết: “Hiện nay kinh tế phát triển, nhu cầu đi lại lớn hơn nên nhiều người mua ô tô để phục vụ cho bản thân cũng như công việc của mình. Việc kiểm soát bằng lái xe ô tô là cần thiết. Có thể thời điểm thi bằng lái xe bạn đủ điều kiện, nhưng sau một thời gian, mọi thứ có thể thay đổi. Tôi nghĩ rằng rút ngắn như vậy là đúng, cái lớn nhất cũng là để đảm bảo cho chính bản thân người lái mà thôi, tuy nhiên cơ quan chức năng cũng cần cân nhắc các thủ đổi cấp đổi thuận tiện cho người dân, tránh giống như tình trạng đổi GPLX sang chất liệu PET thời gian vừa qua”.

Ngoài đề xuất trên, Trưởng Phòng PC67 Hà Nội cũng kiến nghị việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe cho công dân nên do Bộ Công an chủ trì  thay vì Bộ GTVT như hiện nay.

Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP.

Điều 24. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.

2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định);

c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, các loại xe tương tự mô tô không có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định) hoặc có nhưng đã hết hạn;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định).

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 6 (sáu) tháng.

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.

6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 6 (sáu) tháng trở lên;

b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.

8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Vi phạm Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này bị tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo.

Tin nổi bật