Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất giám sát các dự án gây thất thoát, thua lỗ lớn

(DS&PL) -

Thảo luận về hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018, nhiều ĐBQH đề nghị thực hiện giám sát việc sử dụng nguồn vốn ODA, các dự án BOT, dự án gây thua lỗ

Thảo luận về hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018, nhiều ĐBQH đề nghị thực hiện giám sát việc sử dụng nguồn vốn ODA, các dự án BOT, dự án gây thua lỗ, hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần.

Báo Công an nhân dân đăng tải thông tin, trong phiên làm việc sáng 23/5, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã đọc Tờ trình về dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018.

Theo đó, 4 nội dung mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định gồm: (1)-Việc thực hiện chính sách, pháp luật về sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

(2)- Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn vay nước ngoài để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội.

(3)- Việc thi hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

(4)- Việc thực hiện chính sách, pháp luật hỗ trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

Thảo luận tại tổ về nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, hai nội dung là giám sát cổ phần hóa DNNN và giám sát nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, vốn vay nước ngoài, đã thực hiện giám sát rồi, nên cân nhắc giám sát ở tầm rộng hơn. Ông đề nghị tập trung vào lĩnh vực rất quan trọng là giám sát việc sử dụng vốn ODA bởi việc sử dụng vốn ODA thời gian vừa qua đã bộc lộ nhiều tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý.

Các đại biểu thảo luận tại tổ sáng 23/5 - Ảnh: báo VOV

Về giám sát cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), theo Phó Chủ tịch Quốc hội cũng chỉ gói gọn trong một nhánh, mà đã thực hiện giám sát ở khóa XII rồi. Do đó cần mở rộng hơn và nên chăng cần giám sát việc đổi mới hoạt động của DNNN, trong đó có cả doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và cả doanh nghiệp cổ phần, như vậy sẽ giúp cho việc đổi mới hoạt động của DNNN. Ngoài ra, cũng có thể giám sát việc thực hiện chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Theo báo VOV, đề cập đến việc giám sát các dự án đầu tư công, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc lưu ý hiện đã công bố 12 dự án thua lỗ lớn, nhưng chưa biết thực chất còn bao nhiêu dự án xảy ra thua lỗ?

Tổng Kiểm toán Nhà nước đề nghị đối với các dự án BOT hay sử dụng vốn ODA, có những vấn đề nổi cộm, nếu tiến hành giám sát sẽ có lợi cho dân nhiều hơn. Ngoài ra, ông Hồ Đức Phớc cũng cho rằng, hệ thống ngân hàng đã phản ánh nhiều, nên chăng có chương trình giám sát ngân hàng thương mại, trong đó đáng chú ý là những vấn đề liên quan đến sở hữu chéo.

Đồng tình với ý kiến đề xuất của Tổng kiểm toán, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cũng đặt ra câu hỏi: Ngoài 12 dự án thua lỗ ra, còn bao nhiêu dự án khác như vậy? Theo đại biểu Cầu, giám sát các dự án có nguy cơ thất thoát, thua lỗ là một trong những nội dung mà dư luận hết sức quan tâm. Ông đề nghị bổ sung thêm nội dung giám sát này vào chương trình

“Nếu giám sát vấn đề yêu cầu cơ quan tổ chúc thực hiện mà tiền chưa phân bổ thì giám sát cái gì? Còn nếu giám sát giai đoạn 2011-2015 cũng không hợp lý, vì tại các phiên thảo luận trước đây Chính phủ đã có tờ trình rất kỹ và Quốc hội thảo luận nhiều vòng, Uỷ ban của Quốc hội cũng đã thẩm tra về nguồn vốn này. Do đó, nên lùi thời gian thực hiện chuyên đề này” – đại biểu nêu ý kiến.

Đại biểu Nguyễn Chiến (đoàn Hà Nội) thì nhấn mạnh cần quan tâm đến việc thực thi quy định pháp luật đất đai. Vừa qua nhiều vụ “nóng” xuất phát từ bất cập trong giải quyết về đất đai, báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp cũng cho thấy 60-70% tranh chấp đất đai phát sinh ngày càng phức tạp, nhưng chưa có chương trình giám sát.

Tổng hợp

Tin nổi bật