Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất bỏ tục đốt vàng mã: Người dân làng nghề lo lắng về "bát cơm"

(DS&PL) -

Nhiều hộ gia đình tại làng Duyên Trường và Phúc Am, hai làng nghề làm vàng mã lớn tại miền bắc, tỏ ra lo lắng vì thất nghiệp nếu bỏ tục đốt vàng mã.

Nhiều hộ gia đình tại làng Duyên Trường và Phúc Am, hai làng nghề làm vàng mã lớn tại miền bắc, tỏ ra lo lắng vì thất nghiệp nếu bỏ tục đốt vàng mã.

Theo GS Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Tôn giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã rất dũng cảm khi đưa ra văn bản chính thức về việc bỏ đốt vàng mã. Nhiều người kêu ca, nhưng cũng có những người cho rằng đốt vàng mã là cần thiết.  

Nguyên nhân đốt giấy vàng mã phát xuất từ sự mê tín, tín ngưỡng dân gian và được cổ vũ bởi những gian thương. Đốt đồ vàng mã chưa bao giờ được chấp nhận trong Phật giáo dù dưới hình thức nào. Thế nhưng người ta cứ đem đồ vàng mã đến chùa đốt ngày càng nhiều và lầm tưởng chúng xuất phát từ cửa chùa.

Người dân nơi đây tất bật chuẩn bị vàng mã để bán buôn dịp Rằm tháng giêng. Ảnh: Dân Việt 

Đốt vàng mã đúng là một tục mà mình bị ảnh hưởng của Trung Quốc từ lâu rồi. Đốt vàng mã dần dần theo thời gian làm nghề thủ công làm vàng mã, nó nuôi sống nhiều người.

Theo báo Lao động, ngôi làng vàng mã truyền thống từ lâu đời Duyên Trường và Phúc Am (xã Duyên Thái, Thường Tín, Hà Tây) trong những ngày người dân nơi đây tất bật chuẩn bị vàng mã để bán buôn dịp Rằm tháng giêng. 

Nhiều người làm nghề đã nêu lên quan điểm của mình việc bỏ tục đốt vàng mã đang gây tranh cãi. Vốn sống bằng nghề làm vàng mã, đa phần người dân nơi đây đều cho rằng có thể tiếp tục đốt vàng mã, nhưng có mức độ nhất định.

Nhiều người làm nghề vàng mã tỏ ra quan ngại nếu bỏ tục đốt vàng mã. Ảnh: Vietq

Anh Đặng Thành Công, 40 tuổi, chủ của một trong những xưởng vàng mã lớn nhất làng Duyên Trường chia sẻ với Dân Việt, trước đây, trong làng đa phần mọi người làm nghề nông. Gia đình tôi là một trong những nhà sản xuất vàng mã đầu tiên, làm nghề này kiếm lời không đáng là bao, chủ yếu là để phục vụ những người đã khuất, tỏ lòng thành kính, biết ơn với tổ tông nên con cháu chúng tôi cứ thế nối nghiệp.

Khi được hỏi về việc nhà nước có thể sẽ cấm đốt vàng mã, anh Công bộc bạch, mấy ngày nay, nghe tin tức tôi thấy rất buồn, nghề vốn là truyền thống của cả làng. Làm nghề là để phục vụ thế giới tâm linh, ghi công tích đức, giờ cấm đốt vàng mã tức là phải bỏ đi cái nghiệp, có lỗi với tổ tông, ảnh hưởng đến văn hóa duy tâm lâu đời.

Lượng vàng mã tiêu thụ năm nay tăng đáng kể so với mọi năm. Ảnh: Lao Động 

Hiện tại, có khoảng 15, 16 công nhân đang làm việc cho xưởng của gia đình anh Công , họ dựa vào đó để kiếm sống đã nhiều năm nay. Nghề vàng mã vốn là nghề thủ công nên giờ nếu mất nghề thì rất khó xoay xở, không thể chuyển hướng sang một mặt hàng nào khác được”,  

Đồng tình với anh Công, anh Nguyễn Khắc Hồng, 36 tuổi, chủ một xưởng sản xuất vàng mã nhỏ ở làng Duyên Trường cũng cho rằng, nếu không ai đốt, không ai mua vàng mã thì khả năng cao là cả trăm, cả nghìn người sẽ mất nghề, làng nghề phải đóng cửa.

“Hiện nay ở huyện có khoảng gần 100 hộ sinh sống bằng nghề này, mỗi hộ lại có trung bình khoảng 6, 7 nhân công, tính ra là cả trăm, cả ngàn người. Rồi một số nơi khác như ở làng Đông Hồ, tỉnh Bắc Ninh cũng có rất nhiều người dựa vào nghề vàng mã để lo miếng cơm qua ngày. Giờ đùng một cái mà cấm đốt vàng mã, nói thật tương lai của chúng tôi cũng chẳng biết đi về đâu”, anh Hồng nói.

Nói về nguyện vọng của mình, anh Hồng cho biết, anh mong nhà nước sẽ không bỏ hẳn tập tục đốt vàng mã mà tìm cách khác phù hợp hơn, tạo điều kiện cho làng giữ được nghiệp tổ tông. Đồng thời cũng mong người dân đốt vàng mã có văn hóa hơn, có ý thức hơn, qua đó góp phần bảo vệ truyền thống tốt đẹp của các làng nghề làm vàng mã.

Cùng nói về sự việc bỏ tục đốt vàng mã đang gây tranh luận, ông Nguyễn Duy Hường (xóm 5 Văn Hội, Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội), gia đình đã có chục năm làm vàng mã cho biết trên báo Lao Động: "Hiện tại trước thông tin đề nghị bỏ đốt vàng mã, chúng tôi vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều lắm, nhìn chung ở làng vẫn buôn bán bình thường. Nếu Nhà nước cấm hẳn, chúng tôi cũng sẵn sàng chấp hành".

Còn bà Lê Thị Hòa (xóm 5 Văn Hội, Văn Bình, Thường Tín) khẳng định: "Nếu Nhà nước đề ra việc cấm đốt vàng mã, chúng tôi sẵn sàng chấp hành. Mặc dù nhà có bán vàng mã nhưng tôi cảm thấy việc đốt quá nhiều cũng là lãng phí tiền của".

Kiều Trang (T/h)

Tin nổi bật