Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề xuất bỏ Nghị định về nghề đòi nợ thuê: Có nên thả nổi?

(DS&PL) -

Không thể “thả nổi” việc thành lập các công ty đòi nợ thuê.

Luật sư Hải chỉ ra thực tế có nhiều trường hợp việc đòi nợ được thực hiện dưới hình thức xã hội đen, để đạt được mục đích, các đối tượng đòi nợ đã thực hiện các biện pháp gây hậu quả nghiêm trọng cho con nợ. Vì vậy, không thể “thả nổi” việc thành lập các công ty đòi nợ thuê.

Mới đây, Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến về Nghị định bãi bỏ Nghị định 104/2007 ngày 14/6/2007 của Chính phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Theo đó, Bộ Tài chính đề xuất bãi bỏ một số quy định tại Nghị định 104 về các điều kiện với doanh nghiệp (DN) kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, như: Điều kiện về vốn; tiêu chuẩn người quản lý, người lao động; nguyên tắc hoạt động dịch vụ đòi nợ; các biện pháp được thực hiện khi đòi nợ; trách nhiệm, quyền hạn của chủ nợ và khách nợ…


Ảnh minh họa.

Liên quan tới vấn đề này, PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Lê Khắc Hải – Trưởng Văn phòng Luật sư Việt Dũng.

Luật sư Hải cho biết, các tổ chức, cá nhân tìm đến dịch vụ đòi nợ thuê chủ yếu để giải quyết những khoản nợ khó đòi, con nợ chây ỳ không chịu trả tiền khi đến kỳ hạn. Do đó, đây là một ngành nghề cần thiết trong xã hội.

Theo Luật sư Hải, trong khuôn khổ quyền hạn và chức năng của Bộ Tài chính thì nghị định 104/2007 ngày 14/6/2007 có những mục nên xem xét bãi bỏ. Ví dụ như không cần quy định các điều kiện về thành lập doanh nghiệp như vốn tối thiểu.

“Việc đòi nợ thuê phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, nếu người đòi nợ thuê áp dụng các biện pháp không được pháp luật cho phép như khủng bố, đe dọa, gây mất trật tự... tức vi phạm trật tự an toàn xã hội, sẽ bị xử lý tùy theo luật định.” –Luật sư Hải cho biết.

Luật sư Hải chỉ ra thực tế có nhiều trường hợp việc đòi nợ được thực hiện dưới hình thức xã hội đen, để đạt được mục đích, các đối tượng đòi nợ đã thực hiện các biện pháp gây hậu quả nghiêm trọng cho con nợ. Vì vậy, không thể “thả nổi” việc thành lập các công ty đòi nợ thuê.

Theo Luật sư Hải, yêu cầu về tiêu chuẩn trình độ đối với người quản lý công ty đòi nợ là rất cần thiết (có thể các bằng cấp liên quan tới ngành luật). Bởi họ là người có hiểu biết pháp luật để điều hành, quản lý, tránh được các kiểu đòi nợ thuê như xã hội đen, mất an ninh trật tự.

“Nhân viên đòi nợ cũng cần phải có trình độ nhất định. Trong việc đòi nợ, không tránh khỏi việc người đòi nợ bất chấp tất cả để thực hiện được mục đích. Do vậy, việc quy định người đòi nợ cần có trình độ cũng là điều nên làm.”  - Luật sư Hải cho biết.

 

Tin nổi bật