Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề thi Văn khối C: Nhiều thí sinh liên hệ với tình hình Biển Đông

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Trong đề Văn, câu nghị luận nói về “kẻ mạnh” đã khiến nhiều thí sinh liên hệ với tình hình Biển Đông, việc Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam.

(ĐSPL) - Trong đề Văn, câu nghị luận nói về “kẻ mạnh” đã khiến nhiều thí sinh liên hệ với tình hình Biển Đông, việc Trung Quốc ngang ngược hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển của Việt Nam.

Đáp án đề thi đại học môn văn khối C năm 2014

Clip: Gợi ý đáp án đề thi đại học môn văn khối C, D năm 2014

Đa số các thí sinh đều hào hứng bước ra khỏi phòng thi môn Văn.

Theo ghi nhận của phóng viên báo Đời sống và Pháp luật tại Hội đồng thi trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, đa phần các thí sinh đều cảm thấy đề Văn hay và mang tính thời sự rõ rệt.

Trong phần thi nghị luận xã hội, để bày tỏ quan điểm về "điều làm nên sức mạnh chân chính cho mỗi con người cũng như của một quốc gia" thể hiện qua câu trích dẫn "Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm đạp lên lợi ích của người khác mà phải là kẻ giúp đỡ kẻ yếu" (trích tác phẩm Đời thừa, nhà văn Nam Cao), nhiều thí sinh đã chứng minh bằng thực tế tình hình biển Đông và mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.

Thí sinh Nguyễn Như Quỳnh (THPT Phúc Thọ - Hà Nội) dự thi vào khoa Sư phạm Văn – Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ: “Em cực kỳ thích câu nghị luận xã hội, ngay khi đọc đề em đã liên hệ được câu đó với vấn đề Biển Đông và hình dung khái quát mình sẽ làm như thế nào. Đề Văn nói chung thì vẫn những kiến thức cơ bản như mọi năm, không có gì bất ngờ cả, mặc dù hơi khó khăn một chút với bài làm văn vì tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” (Hoàng Phủ Ngọc Tường) không phải thế mạnh của em nhưng câu nghị luận xã hội và đọc hiểu thì em rất tự tin, hi vọng sẽ bù điểm cho phần làm văn”.

Đề Văn khối C năm nay được đánh giá hay và có tính thời sự.

Cùng tâm trạng với thí sinh Như Quỳnh, thí sinh Đàm Phương Thanh, dự thi Khoa Sử - Đại học KHXH&NV Hà Nội thì cho biết: “Đề Văn không dài và không có gì phức tạp hay đánh đố thí sinh cả, tất cả đều là những kiến thức đã được ôn luyện trên lớp, điều quan trọng và việc triển khai ý và trình bày trong bài của mỗi bạn. Câu đọc hiểu em làm nhanh, bởi vì phải căn thời gian cho câu làm văn, nếu viết lan man rất có thể sẽ bị thiếu giờ. Câu nghị luận năm nay hay quá, liên quan tới vấn đề hiện tại của nước ta nên em cũng đã phải rất cẩn thận để không hứng thú quá thành ra viết nhiều, tốn thời gian. Nói chung đề Văn hay và ý nghĩa, khiến thí sinh được truyền cảm hứng khi làm bài”.

Trao đổi với phóng viên, cô Phạm Bích Phượng – giáo viên môn Ngữ Văn trường THPT Quang Trung – Hải Dương đánh giá, đề Văn khối C tương đối vừa sức. Năm nay cũng là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo cho một bài trong sách giáo khoa vào phần đọc hiểu, mọi năm là tác phẩm bên ngoài, nên thí sinh sẽ khó khăn hơn trong việc phân tích. Tác phẩm "Đò Lèn" của nhà văn Nguyễn Duy, là bài thơ các em học sinh đã đọc, đã biết và đã được ôn rồi nên làm bài tương đối dễ dàng.

Theo quan điểm cá nhân, cô Phương nhận định câu nghị luận xã hội là một câu hỏi hay và mang tính thời sự. Ngay trong quá trình dạy trên lớp và ôn luyện, giáo viên đã chú ý nhấn mạnh vào chủ đề này, bởi tình hình Biển Đông đang rất nóng hổi và đề thi Văn tốt nghiệp cũng đã thi vào. Về bài làm văn, tác phẩm bút ký có thể khiến nhiều em ngại, và không tập trung ôn lắm, nhưng về cơ bản là không có gì đánh đố hay làm khó. Các học sinh đã ôn luyện khối C đều nắm được kiến thức và hiểu được đề bài nên năm nay sẽ có nhiều bài làm hay và chất lượng.

Tin nổi bật