Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025: Tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp học bạ, đề thi sẽ khó hơn?

  • Thủy Tiên (T/h)
(DS&PL) -

Theo đại diện Bộ GD&ĐT, đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có tính phân hóa cao hơn nữa, phân hóa cao hơn không có nghĩa là đề thi sẽ khó hơn.

Dự kiến tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học bạ lên 50%

Ngày 28/8, Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Thông tư về quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Trong đó sự kiến có nhiều thay đổi về cách tính điểm xét tốt nghiệp, bỏ tính điểm 10 với chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế như IELTS.

Cụ thể, Bộ GD&ĐT dự kiến xét công nhận tốt nghiệp THPT thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh ở lớp 10, 11 và 12 lên 50%. Trong công thức tính hiện nay, kết quả học bạ chiếm 30% và chỉ dùng điểm lớp 12; 70% còn lại dựa vào điểm các môn thi tốt nghiệp THPT của thí sinh.

 Bộ GD&ĐT dự kiến xét công nhận tốt nghiệp THPT thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ sử dụng kết quả học tập của học sinh ở lớp 10, 11 và 12 lên 50%. Ảnh minh họa 

Bộ GD&ĐT đánh giá, thay đổi này nhằm đánh giá toàn diện các năng lực của học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông năm mới, góp phần đạt được nhiều mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp.

Thông tin nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm từ học sinh, phụ huynh và những người trong ngành giáo dục. Đáng chú ý, có nhiều thắc mắc cho rằng, việc tăng tỷ lệ học bạ trong xét tốt nghiệp có thể nhằm để duy trì tỷ lệ tốt nghiệp ở mức cao, trong lúc đó có thể tăng độ khó của bài thi tốt nghiệp lên.

Đề thi có sự phân hóa nhưng không có nghĩa sẽ khó hơn

Trả lời trên báo Thanh niên thông tin liên quan đến Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) Nguyễn Ngọc Hà cũng từng nhấn mạnh: "Một trong 3 mục tiêu của kỳ thi tốt nghiệp THPT là các cơ sở giáo dục ĐH có thể sử dụng kết quả để xét tuyển.

Đối với kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, chúng tôi cũng đã nghiên cứu tập trung sao cho chất lượng đề thi có tính phân hóa cao hơn nữa, nhưng cũng cần nhấn mạnh là phân hóa hơn không có nghĩa là đề thi sẽ tăng độ khó hơn. Trước hết, đây là kỳ thi phục vụ mục đích xét tốt nghiệp THPT, nếu tăng độ khó thì tỷ lệ tốt nghiệp sẽ giảm xuống".

Đề thi tốt nghiệp THPT năm 2025 dự kiến sẽ có sự phân hóa cao hơn. Ảnh minh họa 

Theo ông Hà, dự kiến sẽ tăng độ phân hóa thuộc phân khúc điểm trên 5 để đánh giá được đúng những em nào là xuất sắc, giỏi mới có thể đạt 9, 10 điểm; HS khá có thể tiếp cận mức điểm 7, 8…

Năm 2025 là là năm đầu tiên lứa học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình 2018) thi tốt nghiệp.

Kỳ thi gồm 4 môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn). Đây là lần đầu tiên môn Tin học, Công nghệ (Công nghiệp, Nông nghiệp) trở thành môn thi tốt nghiệp.

Đề môn Ngữ văn vẫn theo hình thức tự luận. Những môn còn lại theo dạng trắc nghiệm. Bộ cho biết sẽ tăng cường tính phân hóa trong đề thi tất cả môn. Cùng đó, Bộ sẽ bổ sung thêm một số dạng thức câu hỏi thi mới với các môn thi trắc nghiệm (trước đây chỉ có 1 dạng thức câu hỏi thi trắc nghiệm), đồng thời tăng cường tính phân hoá của đề thi tất cả các môn để đạt được các mục tiêu của kỳ thi như đã công bố trong phương án thi.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 được tổ chức trong hai ngày với 3 buổi thi, thay vì 4 buổi như trước.

Tất cả thí sinh đều phải đăng ký thi tốt nghiệp bằng hình thức trực tuyến. Những năm trước, thí sinh tự do vẫn phải nộp hồ sơ trực tiếp.

Một điểm mới nữa là việc vận chuyển, in sao đề thi sẽ qua hệ thống của Ban Cơ yếu Chính phủ.

Ngoài ra, Bộ dự kiến bổ sung quy định để thí điểm thi trên máy tính từ năm 2027 đến khi đủ điều kiện triển khai đại trà sau năm 2030.

Tin nổi bật