Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2025: Học sinh, phụ huynh “thấp thỏm”, giáo viên “tâm đắc đề hay”

  • Khánh Ngân
(DS&PL) -

Bộ GD&ĐT mới đây đã công bố đề minh họa của 17 môn thi tốt nghiệp THPT 2025. Vấn đề này đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của học sinh, phụ huynh và giáo viên.

Học sinh, phụ huynh “đứng ngồi không yên”

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ là dấu mốc quan trọng khi lứa học sinh đầu tiên theo Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ bước vào kỳ thi với nhiều thay đổi. Theo dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi sẽ diễn ra trong hai ngày 26-27/6/2025, với số môn thi và buổi thi được giảm so với các năm trước, nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho học sinh.

Bộ GD&ĐT cho biết, đề thi tốt nghiệp năm 2025 được thiết kế theo hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Cụ thể, môn Ngữ văn sẽ giữ nguyên hình thức tự luận, trong khi các môn còn lại sẽ áp dụng hình thức thi trắc nghiệm. Đề trắc nghiệm bao gồm nhiều dạng câu hỏi, từ chọn phương án đúng, đúng/sai đến trả lời ngắn, nhằm kiểm tra toàn diện kiến thức và kỹ năng của học sinh.

Bộ GD&ĐT cho biết, đề thi tốt nghiệp năm 2025 được thiết kế theo hướng đánh giá năng lực, phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh minh họa)

Trước những thay đổi lớn trong kỳ thi, rất nhiều học sinh bày tỏ sự lo lắng, cũng như gặp "khó" khi tiếp cận đề thi minh họa mới công bố của GD&ĐT.  Trao đổi với PV, em Nguyễn Thanh Mai (học sinh lớp 12A8, trường THPT Tiên Du 1) chia sẻ, bản thân cảm thấy rất áp lực.

"Do là năm đầu tiên thi chương trình mới nên chúng em rất ít những tài liệu tham khảo và ôn luyện. Trong khi đó, qua đề thi minh họa, em thấy các dạng câu hỏi và cấu trúc mới tương đối khó. Với môn Ngữ Văn, học sinh không còn "học vẹt, học thuộc" như trước mà đòi hỏi sự hiểu biết và nắm bắt được vấn đề. Về môn Toán, các câu hỏi vận dụng rất mạnh những dạng bài toán thực tế đòi hỏi chúng em thực sự phải hiểu bản chất, có sự tư duy logic hơn, không còn suy nghĩ đợi sự may mắn khi “khoanh bừa” ", Mai chia sẻ.

Cùng quan điểm mới Mai, em Nguyễn Xuân Hiệp (học sinh lớp 12 tại Bắc Ninh) bộc bạch: "Em cảm thấy khá áp lực khi là những thí sinh đầu tiên thi chương trình mới vì chúng em phải ôn tập và thi theo cách hoàn toàn khác so với những anh chị khóa trước. Đối với các anh chị thi theo chương trình cũ, việc kiếm đề để ôn tập là vô cùng đơn giản, chỉ cần lên mạng tìm kiếm sẽ có rất nhiều nguồn khác nhau, còn với chúng em, việc kiếm đề chính xác, sát với chương trình thi là vô cùng khó khăn.

Tuy nhiên, đề minh hoạ kỳ thi THPT 2025, theo em có độ phân hoá cao và có vẻ hay hơn chương trình cũ. Đối với tổ hợp em chọn là Toán Văn Anh Sử, em nhận thấy rằng đề Ngữ Văn và Lịch Sử khá hay, em mong đề thi tốt nghiệp cũng sẽ ra theo dạng như vậy. Môn tiếng Anh đã lược toàn bộ phần ngữ âm, trọng âm và trả lời ngắn thay vào đó là toàn bộ bài đọc, đòi hỏi học sinh phải có vốn từ vựng lớn và nắm chắc phần ngữ pháp, cũng là một phần khó của thí sinh khi không có vốn từ rộng và sẽ khá rối vì quá nhiều câu từ".

Cả Xuân Hiệp và Thanh Mai đều lo lắng trước những điểm mới trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Không chỉ học sinh áp lực, nhiều phụ huynh cũng "đứng ngồi không yên" khi cập nhật các thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Trao đổi với PV, cô Nguyễn Thị Sơn (trú tại Từ Sơn, Bắc Ninh) cho biết, bản thân cô rất lo lắng khi cô con gái sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT với quá nhiều điều mới, lạ.

“Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các năm trước đó khi đây là năm đầu tiên học sinh thi tốt nghiệp theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Chúng tôi không biết phải hỗ trợ các con thế nào khi mà kỳ thi thay đổi quá nhiều, cũng không tham khảo học hỏi kinh nghiệm của các phụ huynh khóa trước. Tôi càng lo lắng hơn, khi vừa qua Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra đề thi minh họa cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Trên khắp các diễn đàn, nhóm về giáo dục, đa phần thấy các con than đề thi khá mới “lạ”, khó khi các phải nắm vững không chỉ kiến thức mà còn khả năng tư duy và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Điển hình, đối với đề thi Ngữ Văn, tôi thấy có câu hỏi ở phần Nghị luận xã hội hỏi về trí tuệ nhân tạo. Đối với vấn đề này, có thể các học sinh tại thành phố lớn am hiểu, quen thuộc nhưng đối với thí sinh ở miền núi, hải đảo… liệu biết nhiều về trí tuệ nhân tạo để có thể hoàn thành tốt bài viết được không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều phụ huynh băn khoăn khi bàn về tính phổ biến của đề thi minh họa kỳ thi năm 2025”, cô Sơn chia sẻ.

Nghe phụ huynh chia sẻ những trăn trở trước kỳ tốt nghiệp THPT 2025:

“Không thể học vẹt, cầu may”

Nghe giáo viên nhận định đề thi minh họa tốt nghiệp THPT 2025:

Nhận định về đề thi minh họa môn Lịch sử tốt nghiệp THPT 2025, thầy Ngô Văn Quý (giáo viên môn Lịch Sử tại Hải Phòng) chia sẻ, với đề thi minh họa vừa được công bố, thể hiện tính phân loại cao, hạn chế tình trạng “khoanh bừa những vẫn đúng vì may mắn”.

Thầy Quý phân tích, đề thi Lịch sử có 85% câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12, 15% câu hỏi là phạm vi kiến thức lớp 11. Trong các môn thi, đề thi đa số chia làm 3 phần nhưng riêng đề thi đề môn Sử thì chỉ có 2 phần. Phần 1 là phần câu hỏi trắc nghiệm và phần 2 là phần đúng sai nên thể hiện tính phân loại học sinh cao.

“Nếu thí sinh học cơ bản môn Lịch sử thì dễ dàng có điểm 5,6. Tuy nhiên để có điểm 8, 9, học sinh phải nắm chắc kiến thức, có kế hoạch ôn tập tốt. Những đề thi năm trước đây, 100% câu hỏi trắc nghiệm, thì trong kỳ thi năm 2025, đề thi có phần câu hỏi trả lời đúng sai. Tôi đánh giá rất cao phần mới này, bởi tính phân loại cũng như hạn chế được việc “khoanh bừa ăn điểm”. Các thí sinh phải làm đúng 4 đáp án trong 1 câu hỏi với thang điểm 1. Nếu chỉ trả lời đúng 1 đáp án thí sinh chỉ được 0,1 điểm, thay vì 0,25 điểm như trước kia. Rõ ràng, thí sinh phải toàn diện, hiểu sâu câu hỏi, nếu khoanh bừa may mắn trúng 1 câu chỉ được 0,1 điểm, rất thấp so với thang điểm chung”, thầy Quý đánh giá.

Thầy Bùi Văn Huynh - giáo viên trường THPT Lê Ích Mộc, Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Cũng đưa ra đánh giá của mình đề thi minh họa môn Địa lý, thầy Bùi Văn Huynh (giáo viên trường THPT Lê Ích Mộc, Thủy Nguyên, Hải Phòng) cho hay, đề thi môn Địa lý sẽ bỏ hoàn toàn những câu hỏi trong Atlat, đây là 1 khó khăn mới cho các học sinh. Tuy nhiên, theo thầy Huynh nhận định, đề thi môn Địa lý không mang tính đánh đố, chỉ đòi hỏi ghi nhớ những kiến thức tổng hợp.

“Với đề minh họa này, ta có thể nhận thấy rõ ràng một điều đề thi có tỉnh mở rất cao, sát thực tế. Và không khó để thí sinh đạt điểm 5, 6. Tính phân loại chỉ thể hiện rõ khi các thí sinh muốn đạt điểm 8,9. Lúc này, để đạt được điểm cao, các học sinh phải nắm chức kiến thức, có nhìn sâu về câu hỏi cũng như biết cách vận dụng, tính toán”, thầy Huynh đánh giá.

Cũng theo thầy Huynh, thầy khá tâm đắc với phần III trong đề thi là trả lời những câu hỏi ngắn. Các thí sinh sẽ không còn tình trạng “cầu may, học vẹt” mà cần có kiến thức chắc chắn, vận dụng trả lời nhanh để đạt điểm cao, phù hợp cho các trường Cao đẳng, Đại học tuyển sinh sau này.

Cũng đưa ra quan điểm của mình về đề thi môn Hóa học, cô Đặng Thị Thủy (giáo viên dạy môn Hóa) tại Hải Phòng cho rằng, đề năm nay của bộ môn Hóa sẽ hướng tới mức độ thực tiễn của Hóa nhiều hơn, sẽ bớt giảm các câu tính toán mang tính chất Toán- Hóa. Tuy nhiên, để đạt điểm 9, 10 đòi hỏi học sinh phải nắm chức kiến thức, thực tiễn và có khả nằn tư duy tốt.

“Về cơ bản, đề thi minh họa môn Hóa cơ bản ổn, không đánh đố, phù hợp cho phân loại từng thí sinh theo năng lực. Thí sinh hoàn toàn có thể đạt điểm tối đa nếu chăm chỉ và kiến thức sâu. Quá trình ôn luyện cho các học sinh cũng không gặp nhiều khó khăn bởi đề thi về cơ bản bám sát kiến thức lớp 12”, cô Thủy nhấn mạnh.

Tin nổi bật