Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Để dẫn đầu Châu Á, Nhật phải kiện Trung Quốc về Senkaku

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Thừa nhận có tranh chấp về Senkaku và đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế sẽ có lợi cho cả Nhật Bản lẫn các nước ASEAN.

(ĐSPL) - Thừa nhận có tranh chấp về Senkaku và đưa  Trung Quốc ra  tòa án quốc tế sẽ có lợi cho cả Nhật Bản lẫn các nước ASEAN.
Trong bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 31/5, nhà phân tích Zachary Keck cho rằng để thực thi vai trò đầu tàu ở Châu Á, Nhật Bản cần từ bỏ lập trường cố hữu về quần đảo Senkaku và kiện Trung Quốc trước tòa án trọng tài quốc tế.

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La, một hội nghị an ninh quan trọng nhất Châu Á.

Hôm 30/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La, một hội nghị an ninh quan trọng nhất Châu Á. Thủ tướng Abe đã sử dụng bài phát biểu để thúc đẩy nỗ lực thiết lập lại vị trí lãnh đạo của Nhật Bản trong khu vực và gắn liền với luật pháp quốc tế.
Với ngoại lệ là Hàn Quốc , nỗ lực của Thủ tướng Abe nhằm tái khẳng định vai trò lãnh đạo Nhật Bản đã thành công đáng kể . Trong năm rưỡi  đầu tiên trên cương vị Thủ tướng Nhật Bản, ông  Abe đã thúc đẩy các mối quan hệ của Nhật Bản với Đài Loan, Nga và Ấn Độ. Tuy nhiên, thành công lớn nhất của Thủ tướng Abe là ở Đông Nam Á. Việc Nhật Bản “tái xuất”  ở Đông Nam Á là một trong những diễn biến quan trọng nhất của năm 2013.
Bản thân Thủ tướng Abe đã cố gắng hết sức cho nỗ lực  này . Trong năm đầu tiên sau khi tái nhậm chức  Thủ tướng Nhật Bản, ông Abe đã đi thăm tất cả 10 nước thành viên ASEAN. Thủ tướng Abe cũng củng cố vai trò  của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á bằng cách tham gia các cuộc đàm phán Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), bất chấp sự phản đối mạnh mẽ ở trong nước, kể cả sự phản đối trong đảng cầm quyền. Nỗ lực của ông Abe  nhằm loại bỏ các hạn chế an ninh đối với Nhật Bản cũng cải thiện vai trò lãnh đạo của Tokyo đối với khu vực Đông Nam Á. Ví dụ, bằng cách loại bỏ các lệnh cấm vận xuất khẩu vũ khí mà Nhật Bản tự áp đặt  và theo đuổi kế hoạch phòng vệ tập thể , Tokyo sẽ có thể tự vũ trang và giúp đỡ về quốc phòng cho các nước ASEAN đang  bị Trung Quốc đe dọa.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu , nhưng vẫn tồn tại một nhược điểm rõ ràng trong nỗ lực của Nhật Bản nhằm tăng cường vị thế tại ASEAN. Cụ thể là lập trường của Nhật Bản đối với vụ tranh chấp với Trung Quốc về quần đảo Senaku/Điếu Ngư.  Từ bỏ lập trường hiện nay  và kiện Trung Quốc lên tòa án quốc tế sẽ khiến cho cả Nhật Bản lẫn Đông Nam Á có lợi thế đáng kể trong tranh chấp với Trung Quốc.
Như đã biết, Nhật Bản vẫn tiếp tục từ chối thừa nhận có tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tuy nhiên,  lợi thế từng có của chính sách này hiện không còn phục vụ cho lợi ích lâu dài của Nhật Bản. Kể từ khi chính phủ Nhật Bản “quốc hữu hóa” một số hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku hồi  tháng 9/2012 , việc Nhật Bản từ chối thừa nhận có tồn tại tranh chấp đối với quần đảo Senkaku đã khiến cho Trung Quốc liên tục tuần tra trên biển, trên không ở quần đảo này. Làm như vậy, Trung Quốc đang dần dần xói mòn tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Senkaku.
Chính sách đó của Nhật Bản cũng gây nguy hiểm cho các nước ASEAN trong các tranh chấp với  Trung Quốc ở Biển Đông. Bằng cách từ chối thừa nhận rằng có tranh chấp tồn tại đối với quần đảo Senkaku , Nhật Bản đang giúp Trung Quốc hợp pháp hóa việc  từ chối thừa nhận bất kỳ tranh chấp nào về biển đảo ở Biển Đông. Hơn nữa, lập trường  hiện tại của Nhật Bản đang ngăn cản Tokyo tìm kiếm một giải pháp hòa bình và có trách nhiệm thông qua việc sử dụng luật pháp quốc tế và diễn đàn đa phương.
Thừa nhận tranh chấp và tìm kiếm trọng tài quốc tế sẽ là một minh chứng rõ ràng về  vai trò lãnh đạo Nhật Bản ở Châu Á. Trọng tài quốc tế  có thể giúp giảm bớt căng thẳng trong khu vực và  không chỉ có lợi cho  Nhật Bản , mà còn tăng cường vị thế của các nước  ASEAN trong cuộc đối đầu với Trung Quốc ở  Biển Đông.
Nhật Bản nên bắt đầu bằng việc đề xuất với Trung Quốc rằng Tokyo thừa nhận tranh chấp tồn tại,  với điều kiện  Bắc Kinh đồng ý đưa tranh chấp này  ra trọng tài quốc tế. Nếu Bắc Kinh từ chối, điều này chứng tỏ Nhật Bản có thiện chí giải quyết tranh chấp và đã tìm giữ thể diện cho  Trung Quốc.  Hơn nữa, nếu Bắc Kinh đồng ý với đề xuất nói trên, điều này  sẽ tạo ra một tiền lệ mạnh mẽ đối với Biển Đông.
Ngay cả trong trường hợp Trung Quốc bác bỏ đề nghị của Nhật Bản, Tokyo nên đơn phương thừa nhận có tranh chấp và lôi kéo trọng tài quốc tế phán xử về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý trên thực tế từ lâu . Nói cách khác , Nhật Bản cần kiện Trung Quốc như Philippines đang kiện “đường lưỡi bò” vô căn cứ của Trung Quốc tham lam liếm trọn Biển Đông.
Trên thực tế, Nhật Bản hầu như chẳng mất gì và đạt được nhiều thứ qua cách tiếp cận này.
Thứ nhất,  Nhật Bản từ lâu đã và đang thực thi mạnh mẽ chủ quyền đối với  quần đảo Senkaku và hầu như chắc chắn sẽ nhận được sự ủng hộ của một tòa án quốc tế . Ngay cả khi Trung Quốc từ chối thừa nhận phán quyết của trọng tài quốc tế  (và chắc chắn Trung Quốc sẽ làm như vậy), điều này sẽ vẫn ảnh hưởng đến các hành động của Bắc Kinh xung quanh các đảo tranh chấp. Phán quyết của tòa án quốc tế sẽ gây khó khăn cho Trung Quốc trong việc biện minh cho các cuộc tuần tra xung quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý vì đó là hành động khiêu khích không cần thiết. Việc Trung Quốc xâm lược quần đảo Senkaku mà  trọng tài quốc tế đã  xác định thuộc về Nhật Bản sẽ là phi nghĩa và ít có khả năng xảy ra. Hơn nữa, sẽ là khôn ngoan, nếu Nhật Bản nhanh chóng tìm kiếm một quyết định từ tòa án quốc tế về vấn đề chủ quyền Senkaku, càng sớm càng tốt . Như đã nói ở trên , việc Trung Quốc liên tục tuần tra gần quần đảo Senkaku dường như có thuộc tính vĩnh viễn. Điều này về lâu về dài nhằm làm suy yếu chủ quyền của Nhật Bản.
Bằng cách từ bỏ chính sách cố hữu về quần đảo Senkaku  và dựa vào luật pháp quốc tế  giải quyết tranh chấp, Nhật Bản sẽ làm cho lập trường  hiện tại của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông không  còn không đứng vững . Bắc Kinh sẽ ngày càng bị cô lập hơn, khi không thừa nhận có tranh chấp trên thực địa cũng như việc từ chối sử dụng luật pháp quốc tế và diễn đàn đa phương để giải quyết một cách hòa bình các tranh chấp khác nhau ở các vùng biển gần kề.
Đối với tất cả các bên tranh chấp khác (và các bên thứ ba như Mỹ và Indonesia ) vốn theo đuổi việc giải quyết tranh chấp thông qua luật pháp quốc tế và diễn đàn đa phương, lập trường thách thức của Trung Quốc sẽ bộc lộ tính chất bá quyền. Lập trường này ngang ngược đòi  tất cả các bên khác phải hành động phù hợp với vai trò “độc tôn” của nó. Lập trường này sẽ là không đứng vững trong thời gian dài và sẽ khiến cho dư luận trong, ngoài khu vực ủng hộ lập trường của Nhật Bản.
Mặc dù đã thành công trong việc đặt nền móng cho Nhật Bản  giành lại một vị trí lãnh đạo ở Châu Á, hiện thời Tokyo phải  thực thi vai trò lãnh đạo. Từ bỏ lập trường hiện tại đối với quần đảo Senkaku và theo đuổi một lập trường mới gắn liền với luật pháp quốc tế, đây sẽ là cách hoàn hảo để Nhật Bản bắt đầu thực thi vai trò đầu tàu ở Đông Á.

Tin nổi bật