Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

ĐBQH lo ngại việc lộ lọt thông tin cá nhân: "Tôi thanh toán tiền điện, nước cho ba mẹ, họ cũng biết"

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

"Kể cả việc tôi thanh toán tiền điện, tiền nước qua ứng dụng cho gia đình ba mẹ tôi, họ cũng biết, gọi để đe dọa. Có thể dữ liệu đã bị lọt ra ngoài", đại biểu nói.

Sáng 8/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Dữ liệu. Vấn đề lộ lọt thông tin cá nhân được nhiều đại biểu quan tâm.

Theo báo Giao thông, tại phiên thảo luận, đại biểu Trình Lam Sinh (đoàn An Giang) chỉ ra bản thân ông trong thời gian vừa qua cũng nhiều lần bị gọi điện để lừa đảo, đe dọa. "Không hiểu vì sao họ lại có đầy đủ những thông tin cá nhân, số điện thoại, công việc, chức vụ của tôi để đe dọa rất nhiều lần, kể cả việc tôi thanh toán tiền điện, tiền nước qua ứng dụng cho gia đình ba mẹ tôi, họ cũng biết, gọi ra để đe dọa. Có thể dữ liệu đã bị lọt ra ngoài", ông Sinh nói.

Đại biểu Trình Lam Sinh. Ảnh: Quốc hội

Ông Sinh cho rằng dữ liệu rất quan trọng nên các loại tội phạm đều tìm mọi cách có được để thực hiện các hành vi gây nguy hiểm cho cá nhân, tổ chức và kể cả quốc gia.

Do đó, về các hành vi bị nghiêm cấm trong dự án luật, đại biểu An Giang đề nghị cơ quan soạn thảo rà soát thật kỹ, nghiên cứu và bổ sung thêm, nhất là những hành vi có thể phát sinh trong tương lai.

"Hiện nay, tội phạm cũng đang phát triển để thích nghi nhằm đạt được mục đích là phạm tội, rõ nhất là trong thời gian vừa qua thì tội phạm lừa đảo phát triển rất đa dạng và tinh vi", đại biểu nhấn mạnh.

Trong khi đó, đại biểu Trần Văn Tiến (đoàn Vĩnh Phúc) cho biết, về công khai dữ liệu, dự luật quy định dữ liệu được công khai có điều kiện gồm dữ liệu liên quan đến bí mật đời sống riêng tư, bí mật đời sống cá nhân được công khai trong trường hợp được người đó đồng ý.

Dữ liệu liên quan đến bí mật gia đình được công khai trong trường hợp được các thành viên trong gia đình đồng ý.

Đại biểu Trần Văn Tiến - đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh Phúc. Ảnh: Lao động

Đại biểu đề nghị làm rõ thế nào là bí mật đời sống riêng tư, đồng thời cân nhắc quy định về bí mật đời sống riêng tư.

Theo ông Trần Văn Tiến, hiện nay, pháp luật hiện hành chỉ quy định về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình. Hiến pháp quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.

Bộ luật Hình sự cũng quy định đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ. Do vậy, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý.

Vì vậy, đại biểu đề nghị cần rà soát vấn đề này để đảm bảo thống nhất với Hiến pháp và quy định hiện hành.

Cũng thảo luận về quy định này trong dự Luật, đại biểu Huỳnh Thị Phúc (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết, quy định trên là cần thiết, giúp bảo đảm dữ liệu được đưa ra sử dụng rộng rãi, ứng dụng hiệu quả và hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.

Đại biểu mong muốn Ban soạn thảo và cơ quan thẩm tra làm rõ hơn sự khác biệt giữa nội dung điều này với việc tích hợp thông tin cá nhân với các thông tin thuộc về tổ chức, cá nhân phải giữ bí mật.

Đại biểu Huỳnh Thị Phúc đề nghị quy định rõ đối tượng dữ liệu mở cần phải được công khai để tổ chức, cơ quan, cá nhân thuận lợi khi tiếp cận, khai thác và sử dụng, theo báo Lao động.

Tin nổi bật