Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

ĐBQH đặc biệt quan tâm đến giải pháp đột phá của "Tư lệnh ngành"

(DS&PL) -

Chiều nay, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn. Trong 1,5 ngày chất vấn trôi qua, nhiều ĐBQH đặc biệt quan tâm đến những giải pháp đột phá của "Tư lệnh ngành".

Chiều nay, Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn. Trong 1,5 ngày chất vấn trôi qua, nhiều ĐBQH đặc biệt quan tâm đến những giải pháp đột phá của "Tư lệnh ngành".

Ngày 31/10, Quốc hội làm việc tại hội trường, tiếp tục chất vấn các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV.

Trong buổi sáng, đã có nhiều ý kiến chất vấn sắc sảo, đi thẳng vào vấn đề. Các "Tư lệnh ngành" cũng đã thẳng thắn nhận trách nhiệm trong lĩnh vực mình quản lý. Tuy nhiên, một số Bộ trưởng trả lời còn chưa sát vấn đề ĐBQH, đặc biệt, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có những trả lời khiến ĐBQH chưa hài lòng và "chưa thấy Bộ trưởng nhận trách nhiệm mà chuyển trách nhiệm cho người khác".

Quốc hội chất vấn tại hội trường.

17h00: Quốc hội nghỉ

Trước khi Quốc hội nghỉ, nhiều ĐBQH tiếp tục đặt câu hỏi chất vấn gửi tới các trưởng ngành. Ngày mai 1/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường.

Cuối năm nay, Hà Nội sẽ cấp 100% sổ đỏ

16h35: Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời câu hỏi của ĐBQH Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) về việc cấp sổ đỏ.

Đây là vấn đề mà nhiệm kỳ trước chúng ta đã quyết liệt và thực hiện đạt 94,6%. Đến nhiệm kỳ này chúng ta đặt mục tiêu là phải cấp sổ đỏ 100%. Đây là chủ trương rất đúng, bởi vì cấp là để quản lý, cấp để đưa nguồn lực đất đai vào thị trường bất động sản tốt hơn.

Tuy nhiên, đối với phần còn lại là gần 6% thì trên thực tế vướng rất nhiều vấn đề như: Vấn đề lịch sử, vấn đề liên quan đến nguồn gốc sử dụng, mua bán trao tay có tranh chấp. Việc đăng ký nhà và đất ở các đô thị thì Chính phủ rất quan tâm và đã ban hành ngay từ năm 2017 bằng Nghị định 01, trong đó đã cụ thể hóa các trường hợp mà hiện nay luật pháp chưa thể cập nhật hết. Năm 2018, Chính phủ cũng ban hành Chỉ thị 01 để tập trung đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và đặc biệt là tiến hành thanh tra trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền.

Trên thực tế có nhiều đối tượng, nhiều nơi nhũng nhiễu, cán bộ có trường hợp này trường hợp khác nên để gây ra chậm trễ.

Với những biện pháp này sẽ làm rõ những đối tượng, phân nhóm các đối tượng, công bố công khai các đối tượng… công bố công khai cả vấn đề kiểm tra. Với trách nhiệm của chính quyền địa phương, hiện nay trong vòng chưa đầy 2 năm đã thực hiện được thêm 3,7 triệu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ-PV), tức là đạt được trên 97,2%. Như vậy là còn khoảng hơn 2%, báo cáo với Đại biểu Nguyễn Thị Lan, Hà Nội cuối năm nay sẽ đảm bảo cấp 100% sổ đỏ cho người dân.

Tôi cho rằng Hà Nội làm được thì các địa phương khác cũng làm được. Vấn đề ở đây là xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp và chúng ta phải vào cuộc. Chúng ta phải xác định việc cấp giấy chính là để tăng cường công tác quản lý, việc cấp giấy chính là để đưa nguồn lực đất đai vào các lĩnh vực đầu tư.

Vẫn có thể duy trì phòng khám đa khoa khu vực

16h23: Bộ trưởng bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến trả lời ĐBQH Trần Thị Dung (đoàn Điện Biên) về việc dừng tiếp nhận điều trị bệnh tại phòng khám đa khoa khu vực.

Chúng tôi rất chia sẻ ý kiến của đại biểu Dung về phòng khám đa khoa khu vực. Hệ thống khám chữa bệnh của Việt Nam đã đi theo 3 tuyến cơ bản, một là tuyến bệnh viện Trung ương, bệnh viện huyện và trạm y tế xã… Trong quá trình đảm bảo phòng, chữa bệnh đã hình thành trung gian là phòng khám đa khoa khu vực, giải quyết trường hợp người dân khám ban ngày. Đã có nhiều thời gian, chính quyền địa phương nói nên xóa phòng khám đa khoa khu vực đi bởi vì gây lãng phí về con người… Nếu nặng thì lên bệnh viện huyện hoặc các bệnh viện tuyến trên.

Về phòng khám đa khoa khu vực thì bảo hiểm xã hội cũng phản ứng rất gay gắt tại sao phòng khám đa khoa khu vực lại được phép khám chữa bệnh… liên quan đến việc chi trả tiền bảo hiểm.

Tuy nhiên, để hài hòa nhu cầu khám chữa bệnh của bệnh nhân xa, bộ Y tế vẫn cho phép khám nội trú. Đối với một số tỉnh vùng sâu vùng xa, tùy thẩm quyền của sở y tế thẩm định nếu có nhu cầu của nhân dân thật sự khám chữa bệnh và điều trị tại phòng khám đa khoa khu vực thì vẫn duy trì.

Người dân, chính quyền phải sống nhiều hơn trên không gian mạng xã hội để nhân lên cái tốt

16h20: Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông đã có trả lời chất vấn trước Quốc hội về vấn đề xử lý SIM rác, xử lý thông tin xấu lan truyền trên mạng xã hội. Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng, thông tin sai trên mạng xã hội là câu chuyện toàn cầu, nước lớn hay nước nhỏ đều bị và càng ngày càng nặng hơn.

"Chúng ta sống trên không gian mạng mới được khoảng chục năm và chưa nhiều kinh nghiệm. Trong khi đời sống thực, chúng ta đã có kinh nghiệm nhiều nghìn năm. Một số logic trong đời sống thực có thể mang áp dụng sang không gian ảo để xử lý câu chuyện thông tin sai.

Thứ nhất, chúng ta phải định nghĩa tường minh thế nào là thông tin sai bằng pháp luật. Vấn đề này phải sửa một số quy định của pháp luật.

Thứ hai, chúng ta phải có công cụ giám sát, phân tích đánh giá, tức là phải dùng công nghệ. Một ngày, trên mạng xã hội bằng tiếng Việt có khoảng 100 triệu thông tin, chúng ta không thể dùng người được", Bộ trưởng nói.

Bộ trưởng cho biết, hiện, bộ TT&TT bước đầu xây dựng được trung tâm quốc gia về giám sát an toàn thông tin trên không gian mạng, có thể đọc được 100 triệu tin/ngày, phân tích, đánh giá, phân loại.

Chúng ta phải có công cụ quét rác. Đây cũng là câu chuyện vừa liên quan đến pháp luật vừa công nghệ. Phải chỉ ra được một đầu mối xử lý việc này, Chính phủ phải ra quyết định.

Công cụ quét rác, dọn dẹp là kỹ thuật công nghệ, có thể làm được. Đồng thời, cái khó là có những mạng xã hội xuyên biên giới cung cấp từ nước ngoài vào Việt Nam, chúng ta phải mạnh tay hơn về việc yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tuân thủ luật pháp của Việt Nam, đặc biệt là các yêu cầu về gỡ bỏ thông tin.

Việc này có thể học hỏi kinh nghiệm quốc tế, EU làm rồi, một số nước ASEAN đã làm rồi. Quan trọng nhất là chúng ta cương quyết thượng tôn pháp luật.

Chúng ta phải có chế tài xử lý người đưa thông tin sai trên mạng xã hội.

Mạng xã hội giờ không phải ảo mà là thật. Chúng ta không nên bỏ trống trận địa này. Người dân, chính quyền phải sống nhiều hơn trên không gian mạng xã hội, cái tốt nhân lên thì cái xấu sẽ giảm đi cũng như nâng cao nhận thức của người dân về việc, thông tin trên mạng xã hội không được kiểm duyệt cho nên không phải cái gì xem cũng tin ngay. Vấn đề này cần tăng cường truyền thông.

Vấn đề SIM rác, Bộ trưởng cho rằng, cái gốc nằm ở việc phải có cơ sở dữ liệu công dân chính xác. Phải xác định được mối quan hệ giữa người đăng ký gắn vào SIM và chứng minh nhân dân. Chứng minh nhân dân ở nhiều nước họ đã cài vào ID duy nhất: Ảnh và vân tay. Khi người đến đăng ký chìa chứng minh nhân dân ra cắm vào máy là hiện lên vân tay, ảnh. Công ty cung cấp SIM chỉ cần chụp ảnh và so với cơ sở dữ liệu đó. Nếu ảnh trùng với chứng minh nhân dân thì đúng là người sở hữu chứng minh nhân dân đó. Như thế, SIM gắn với chứng minh nhân dân, đúng người.

Đây là giải pháp căn cơ nhất. Vừa qua chưa căn cơ được, chúng ta đã dùng khá nhiều vấn đề khác. Để thực sự căn cơ, chúng ta nhanh chóng xây dựng cơ sở dữ liệu công dân.Việc này không chỉ dành cho câu chuyện xử lý SIM rác mà còn cả câu chuyện chính phủ điện tử.

Bộ trưởng Nội vụ nhận khuyết điểm

16h05: Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân trả lời về vấn đề biên chế giáo viên.

Trách nhiệm của bộ Nội vụ là phối hợp bộ GD&ĐT để thực hiện xây dựng tiêu chuẩn, định mức trong biên chế giáo viên. Thời gian qua, 2 bộ đã có thông tư liên tịch về vấn đề này.

Bộ Nội vụ nhận khuyết điểm thời gian qua chưa thường xuyên giám sát việc thực hiện tuyển dụng và sử dụng giáo viên theo định mức và biên chế được giao nên còn tình trạng thực hiện hợp đồng chuyên môn trong khi biên chế chưa sử dụng hết.

15h30: Quốc hội nghỉ giải lao

15h25: Trước khi nghỉ giải lao, nhiều ĐBQH tiếp tục chất vấn:

ĐBQH Trương Anh Tuấn (Nam Định) chất vấn Bộ trưởng Công Thương về vấn đề cơ hội, thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế. Bộ có giải pháp gì hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình này?

ĐBQH Nguyễn Thị Phúc (Hưng Yên) chất vấn Bộ trưởng Nội vụ: Công tác kiểm tra, dự báo về số lượng biến động giáo viên chưa hiệu quả, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu gây bức xúc. Trách nhiệm của Bộ hay địa phương? Nếu trách nhiệm của địa phương thì vai trò của Bộ ở đâu?

ĐBQH Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang): Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại hơn. Bộ trưởng có giải pháp gì giúp địa phương vượt qua thách thức?

ĐBQH Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) gửi câu hỏi đến Thủ tướng về tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng gia tăng. Thủ tướng đã chỉ đạo vấn đề này thế nào? Giải pháp hữu hiệu trong thời gian tới.

Xử lý ngay những trường hợp tồn đọng hồ sơ liệt sĩ, thương binh

14h55: Bộ trưởng LĐ,TB&XH Đào Ngọc Dung trả lời ĐBQH Hà Thị Lan

Tôi rất ngạc nhiên khi ĐBQH nói Bắc Giang hiện còn 160 trường hợp liệt sĩ chưa được công nhận. Hiện, Bộ cũng như các địa phương đang tập trung giải quyết hồ sơ tồn đọng, nhất là liệt sĩ, thương minh. Về cơ bản, các địa phương đã giải quyết xong ở cấp tỉnh.

Chúng tôi xin ghi nhận ý kiến của ĐBQH và sẽ làm việc ngay với Bắc Giang để xử lý những trường hợp này.

Đối với trường hợp liệt sĩ nằm trong nghĩa trang, có bia mộ, có ghi trong lịch sử đảng bộ thì đương nhiên về nguyên tắc là được công nhận.Tuy nhiên cũng có trường hợp nằm trong nghĩa trang nhưng không đủ điều kiện công nhận liệt sĩ vì những trường hợp này đã báo tử là tử sĩ hoặc do những giai đoạn lịch sử nhất định, nhiều trường hợp không phải liệt sĩ nhưng đang thực tế nằm ở nghĩa trang.

Tôi đề nghị các trường hợp thực tế, địa phương chuyển hồ sơ cho chúng tôi, sẽ xem xét xử lý ngay trong thời gian tới.

Kiên quyết xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra

14h50: Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trả lời ĐBQH Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An):

Để khắc phục trùng lặp, hằng năm, TTCP đã có định hướng, khi tổ chức thực hiện quán triệt theo luật định.

Việc chồng chéo ảnh hưởng đến hoạt động, nguồn lực thanh tra. Vì vậy, kiên quyết xử lý chồng chéo trong thanh tra và kiểm toán.

Giải pháp cho vấn đề này là sửa luật Thanh tra, sửa đổi thông tư về định hướng kế hoạch thanh tra và tổ chức thanh tra.

14h36: ĐBQH Hà Thị Lan (Bắc Giang) chất vấn về việc hàng trăm container ở Hải Phòng vô chủ, có thể biến Việt Nam thành "bãi rác". Việc này nguyên nhân do đâu? Trách nhiệm thuộc về ai?

Không địa phương nào phát triển một mình về du lịch được

14h25: Bộ trưởng VH,TT&DL trả lời về việc liên kết vùng trong phát triển văn hóa

Bộ trưởng cho biết, Bộ đã làm được rất nhiều việc: Định kỳ gặp mặt các già làng, trưởng bản; tổ chức tập huấn tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền bài trừ các hủ tục; chỉ đạo địa phương thường xuyên tổ chức các buổi sin hoạt văn hóa…

Về ý kiến nhiều di sản văn hóa dân tộc có nguy cơ mai một, Bộ trưởng thừa nhận đúng như vậy và có nhiều nguyên nhân, trong đó ngân sách không có nguồn riêng.

Du lịch vùng Đông Bắc chưa được đánh giá đúng tiềm năng. Bộ trưởng cho rằng, địa phương không thể một mình phát triển mà luôn phải liên kết. Mặc dù có rất nhiều tiềm năng để phát triển ở vùng Đông Bắc nhưng phải có sự liên kết.

Riêng về ý kiến ĐBQH cho rằng, Bắc Kạn chưa được đánh giá trong liên kết vùng. Đã đưa vào khu du lịch quốc gia Ba Bể, hiện đã có một số tập đoàn đầu tư và phát triển.

Giải pháp nào cho tình trạng "bội thực" văn bản quản lý đấy đai?

14h15: Bộ trưởng bộ Tài Nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà trả lời đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) về việc quá nhiều văn bản pháp luật liên quan đến đất đai gây khó dễ cho người dân và doanh nghiệp.

Hiện nay, số văn bản của ngành TN&MT khoảng 600 văn bản, trong đó riêng đất đai có trên 60 văn bản đã ban hành dựa theo quy định của luật…

Việc ban hành theo từng nội dung, từng giai đoạn là cần thiết để áp dụng các văn bản pháp luật.

Thời gian tới, chúng tôi sẽ tổng hợp, in ấn, xuất bản để người dân, doanh nghiệp được tiếp cận văn bản mới. Chúng tôi cũng xây dựng phần mềm tra cứu.

Về lâu dài, các văn bản ổn định thì phải hệ thống hóa, liên ngành với cả các lĩnh vực khác nữa… Nếu việc áp dụng ổn định, chúng ta sẽ xây dựng Bộ luật Đất đai có liên quan đến đất đai để dễ dàng tra cứu sau này.

Công khai đánh giá về việc tiếp công dân

14h10: Tổng thanh tra chính phủ Lê Minh Khái trả lời chất vấn về vấn đề tiếp công dân.

Giải pháp trong thời gian sắp tới phải thực hiện nghiêm luật tiếp công dân, như đã được quy định. Thứ hai, phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật tiếp công dân.

Tiếp nữa xử lý nghiêm trách nhiệm sai phạm… và đánh giá về việc tiếp công dân phải công khai, đơn vị nào làm tốt hay không làm tốt phải được công khai. Đồng thời, tiếp công dân phải gắn với giải quyết khiếu nại tố cáo.

Lợi dụng cổ phần hóa gây thất thoát lãng phí

14h07: Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng trả lời chất vấn của một số ĐBQH đặt ra trong buổi sáng về vấn đề cổ phần hóa, nộp thuế không hóa đơn...

Một số doanh nghiệp sau cổ phần hóa đã lợi dụng chính sách quản lý đất đai của Nhà nước như việc di dời doanh nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội đô để chuyển đổi mục đích sử dụng đất mà không thu hồi, đấu giá. Việc quản lý đất đai, trong đó quản lý đất đai của doanh nghiệp cổ phần hóa hay sau cổ phần hóa là vấn đề rất hệ trọng. Doanh nghiệp cổ phần hay của Nhà nước sau khi chuyển đổi mục đích vẫn phải thu hồi để đấu giá nhưng vừa qua có một số trường hợp không đấu giá khiến dân tâm tư, nhiều ý kiến cho rằng như vậy làm thất thoát và lãng phí.

Vướng mắc trong quản lý sử dụng đất có ảnh hưởng đến cổ phần hóa không? Bộ trưởng cho rằng, không có vướng mắc gì về việc thực hiện. Các địa phương có doanh nghiệp sử dụng đất thì phải phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp sau cổ phần hóa nhưng thực tế, có những doanh nghiệp sử dụng đất ở nhiều địa phương nên việc triển khai bị chậm lại. Do đó theo kế hoạch, trong năm nay phải cổ phần hóa 80 doanh nghiệp thì đến nay mới phê duyệt 12 doanh nghiệp nên cần có sự phối hợp của các cấp, các ngành.

Bộ trưởng thừa nhận còn tình trạng nộp thuế không xuất hóa đơn. Có doanh nghiệp, cá nhân lập doanh nghiệp để lợi dụng buôn bán hóa đơn để rút tiền hoàn thuế của Nhà nước. Bộ đã phối hợp xử lý nhiều vụ việc một cách nghiêm minh theo pháp luật.

Bộ đã kiến nghị với Chính phủ về việc thực hiện hóa đơn điện tử, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế hóa đơn điện tử. Đến nay, doanh nghiệp, nhà đầu tư cơ bản chấp hành nhưng vẫn còn hiện tượng bán hành không xuất hóa đơn. Do đó, Bộ sẽ tiếp tục thực hiện tuyên tuyền người dân, phối hợp tăng cường truyên truyền, đẩy mạnh không dùng tiền mặt, xử lý nghiêm các vụ việc....

Nhiều ĐBQH tiếp tục tranh luận và chất vấn

14h03: ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) tranh luận với ĐBQH Thanh Xuân khi vị ĐBQH tranh luận với ĐBQH Minh Hiền. Ông Nghĩa cho rằng, Bộ trưởng đủ trình độ, năng lực, bản lĩnh để trả lời chất vấn. Cử tri muốn nghe Bộ trưởng trả lời chất vấn dù trả lời thế nào.

Việc tranh luận giữa các ĐBQH về một vấn đề là hết sức bình thường. Tuy nhiên, không lên gân, quy chụp lẫn nhau. Đề nghị tuyệt đối không quy chụp.

83 ĐBQH chờ chất vấn vào đầu giờ chiều

Thu-Bích-Hường

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật