Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đầu năm mới, ăn xin “bủa vây” cổng đền, chùa

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Rất nhiều người đội lốt khổ sở ngồi xin tiền của khách đi lễ chùa là thực trạng diễn ra nhiều ngày qua tại cổng đền thờ ông Hoàng Mười và 1 số chùa lân cận tại khu vực miền Trung.

(ĐSPL) –  Những ngày đầu năm mới, tại đền thờ ông Hoàng Mười (Nghệ An) và một số điểm chùa lân cận ở miền Trung, đã bị đội ngũ ăn xin bủa vây. Hàng chục người, từ già trẻ, gái trai, tật nguyền đến những người lành lặn đội lốt khổ sở đến ngồi xin tiền của khách đi lễ chùa làm "náo động", gây nên khung cảnh bát nháo, mất vẻ tôn nghiêm ở nơi chốn linh thiêng.
Ngay từ cồng vào đền, rất đông ăn xin đã ngồi dày đặc để chờ của bố thí.
Những ngày đầu năm Ất Mùi, khi nhiều người dân rạng rỡ trong quần áo mới đi lễ chùa thì có một bộ phận không nhỏ những người ăn mặc cũ kĩ, nhàu nát ngồi la lết sẵn sàng chìa nón xin bố thí mỗi khi có người đi qua.
Điều đáng lưu tâm hơn, có những đứa trẻ đứng còn chưa vững cũng bị bôi bẩn, nhem nhuốc, đáng thương được người lớn bồng bế ngồi chực chờ của bố thí từ sáng sớm đến tối mịt. Thêm nữa, hình ảnh những người khoẻ mạnh cũng vờ co cóp, “đóng kịch” đau đớn ngồi đây xin tiền khiến nhiều du khách đến đền không mấy hài lòng.
Trẻ con cũng được người thân đặt trước cổng chùa xin tiền.
Chị N.T.H. (chủ một gian hàng bán lễ cho người đi chùa) cho hay: “Năm nào cũng vậy, cứ đến tết là ăn xin ở đâu đổ về nhiều vô kể. Họ cứ kéo nhau đến ngồi dày đặc cho đến hết lễ lại kéo nhau đi”.
Vào vai người đi lễ chùa ra về, chúng tôi đến gần một người phụ nữ trạc ngoài 50 tuổi cho tiền rồi hỏi han. Bà cho biết: “Nhà tôi ngay bên kia đường tránh, chồng đau yếu không có tiền mà tiêu. Tranh thủ lễ tết người ta đi lễ nhiều ra đây xin ít đồng bố thí. Không phải vất vả, mất nhiều sức lao động mà cũng thu nhập được một ít. Có ngày tôi kiếm được dăm ba chục, có ngày nhiều được trăm nghìn”.
Rất nhiều người thương cảm đã bố thí khi đi qua.
Bà Trần Thị Liên, trú tại xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc (Nghệ An), một du khách đến thắp hương tại đền này cho hay: “Ăn xin ở đây rất nhiều. Tôi đi từ trong đền ra phát cả xấp tiền lẻ cũng không đủ. Hết tiền lẻ mà cho họ bánh trái thì họ không ưng. Ăn xin bây giờ hay thật”.
không riêng tại Nghệ An, thực trạng nhiều người giả dạng ăn xin để mưu sinh xảy ra khá phổ biến ở nhiều nơi. Thiết nghĩ, các cơ quan chức trách cần quản lí chặt chẽ hơn để hạn chế tối đa những người đội lốt nghèo khổ, góp phần làm đẹp hình ảnh người Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.

Tin nổi bật