Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đất vàng sau di dời nhà máy chủ yếu xây cao ốc, trung tâm thương mại

(DS&PL) -

Đó là thông tin khẳng định của bộ Xây dựng liên quan vấn đề quỹ đất sau di dời nhà máy, xí nghiệp ra khỏi khu vực nội thành.

Đó là thông tin khẳng định của bộ Xây dựng liên quan vấn đề quỹ đất sau di dời nhà máy, xí nghiệp ra khỏi khu vực nội thành.

Trong báo cáo mới đây, bộ Xây dựng cho biết, công tác tổ chức lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật thời gian qua đã được quan tâm hơn và có một số chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, bộ vẫn chỉ ra một số hạn chế, tồn tại cần khắc phục. Cụ thể, công tác lập, phê duyệt quy hoạch đô thị (theo các cấp độ và theo loại hình) tại hầu hết các địa phương thực hiện chưa đồng bộ.

Theo Bộ Xây dựng, quỹ đất sau di dời nhà máy xí nghiệp ra khỏi khu vực nội thành phần lớn để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, trung tâm thương mại. Ảnh: Dân trí

Ngoài ra, kế hoạch đầu tư trung hạn và hàng năm chưa gắn kết với quy hoạch, dẫn tới việc đầu tư dàn trải, không đảm bảo đầu tư đồng bộ giữa nhà ở, khu đô thị, trụ sở… với hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Đáng lưu ý, Bộ Xây dựng cho biết: Việc cụ thể hóa, thực hiện các định hướng, chủ trương của quy hoạch chung đã được phê duyệt chưa được thực hiện nghiêm túc, đặc biệt là chủ trương về di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành thành phố Hà Nội, TP.HCM triển khai chậm.

“Quỹ đất sau khi di dời các nhà máy xí nghiệp ra khỏi khu vực nội thành phần lớn được sử dụng để đầu tư xây dựng các dự án nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng, chưa tuân thủ theo đúng định hướng quy hoạch chung, gây gia tăng áp lực về dân số và quá tải về hạ tầng tại khu vực nội thành” - Bộ Xây dựng nêu.

Trước đó, liên quan việc thực hiện di dời các nhà máy công nghiệp, các trường đại học ra khỏi khu dân cư và sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở công nghiệp, cơ sở giáo dục đào tạo trong khu vực nội đô, bộ Xây dựng cho biết: Trên cơ sở Quy hoạch chung TP Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg ngày 23/01/2015 về biện pháp, lộ trình di dời và việc sử dụng quỹ đất sau khi di dời cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan, đơn vị trong nội thành Hà Nội.

Các bộ, ngành và UBND TP Hà Nội đang tích cực triển khai thực hiện Quyết định số 130/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Kết quả cụ thể, về công tác di dời cơ sở công nghiệp, theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, Thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo công tác di dời, xây dựng danh mục, đề xuất nguyên tắc phân nhóm tiêu chí, thứ tự di dời theo các giai đoạn trên địa bàn 12 quận nội thành và xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời tổng số 117 cơ sở.

Về công tác di dời cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp: Hiện nay, bộ Giáo dục và Đào tạo và bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa hoàn thành việc lập đề án để làm cơ sở xác định danh mục, tiêu chí, lộ trình và biện pháp di dời các cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục dạy nghề cần phải di dời. UBND TP Hà Nội đã bố trí 279,5 ha cho các khu trường đại học tập trung tại Hòa Lạc.

Ngoài ra, bộ Xây dựng cho biết, nhiều trường đại học đã lập quy hoạch và cơ sở 2 tại các địa phương trong vùng Thủ đô Hà Nội (Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc).

Một vấn đề khác cũng được bộ này đề cập tới, đó là chất lượng một số đồ án quy hoạch còn chưa đáp ứng kịp yêu cầu thực tế quản lý và phát triển đô thị. Một số đồ án quy hoạch còn thiếu tính khoa học và chưa khả thi. Thời gian lập đồ án thường kéo dài so với quy định, chưa giải quyết kịp thời một số vấn đề vướng mắc trong công tác quản lý, phát triển đô thị.

Vũ Đậu (T/h)

Tin nổi bật