Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Danh hiệu “tháp truyền hình cao nhất thế giới” trụ vững được bao lâu?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Danh hiệu “tháp truyền hình cao nhất thế giới” của VN trụ vững được bao lâu trong khi các nước giàu sẽ phá vỡ “kỷ lục” này bất cứ lúc nào trong thời gian tới?

(ĐSPL) - Danh hiệu “tháp truyền hình cao nhất thế giới” của VN trụ vững được bao lâu trong khi các nước giàu sẽ phá vỡ “kỷ lục” này bất cứ lúc nào trong thời gian tới?
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý cho VTV và Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lập công ty cổ phần để đầu tư dự án Tháp Truyền hình Việt Nam.
Theo đó, công trình dự kiến được xây dựng trên khu đất hơn 14 ha tại khu trung tâm đô thị Tây Hồ Tây. Trước đó, dự án này từng được nhắc tới khi Hà Nội tiến hành quy hoạch 4 khu đô thị mới năm 2002 và được Thủ tướng chấp thuận theo đề nghị của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) vào cuối năm 2014.

Tháp Tokyo Skytree hiện là tháp truyền hình cao nhất thế giới với 634 m.

Theo Cổng Thông tin điện tử Chính phủ, do đây là dự án có tầm cỡ quốc tế và thuộc loại cao nhất trên thế giới, có tính chất đặc thù, nên trong quá trình chuẩn bị cũng như thực hiện đầu tư, cần có cơ chế đặc biệt do Thủ tướng quyết định về vốn, hình thức giao đất và phương thức chọn nhà thầu. Dự án cũng được áp dụng chính sách ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật.
Nói về chủ trương xây tháp truyền hình cao nhất Thế giới, trao đổi trên báo Tuổi trẻ, ông Nguyễn Thành Lương - phó tổng giám đốc VTV, trưởng ban chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư xây dựng tháp truyền hình VN cho biết, ý tưởng của VTV là xây tháp truyền hình cao 636m, tuy nhiên ý tưởng đó có thực hiện được không còn phụ thuộc nhiều vấn đề, ví dụ như nền đất ở nơi xây tháp có đáp ứng được xây tháp cao như vậy không.
Tháp truyền hình giống như biểu tượng để giới thiệu với bạn bè quốc tế. Khi chúng ta đi làm marketing cho một đất nước thì mình phải có một cái gì đó để mang ra giới thiệu chứ. Ý tưởng của chúng tôi khi xây dựng tháp là xây tháp truyền hình làm biểu tượng của VN, đồng thời thu hút khách du lịch.
Tháp truyền hình có cao hơn tháp của người ta một chút cũng dễ cho chúng ta khi làm marketing cho đất nước.
Ví dụ vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng chính là những cái mình đưa ra để giới thiệu với bạn bè quốc tế trong thời kỳ hội nhập chứ không thể cứ mang mãi chiến tranh ra để quảng bá hình ảnh đất nước được.
Được biết, hiện tháp truyền hình cao nhất thế giới là Tháp Tokyo Skytree tọa lạc ở phía đông thủ đô Tokyo (Nhật Bản) đã chính thức mở cửa đón khách tham quan từ tháng 5-2012. Tháp Tokyo Skytree được khởi công xây dựng từ tháng 7-2008, với tổng vống đầu tư khoảng 65 tỉ yen Nhật (806 triệu USD) và hoàn thành vào cuối tháng 2/2012.
Với chiều cao 634m, Tháp Tokyo Skytree đã được sách kỷ lục Guinness thế giới công nhận là tòa tháp cao nhất hiện nay, cao hơn 34 m so với Tháp Canton ở Quảng Châu (Trung Quốc) cao 600 m. 
“Á quân” tháp truyền hình cao nhất thế giới là tháp Quảng Châu, Trung Quốc cao 600 m, được khánh thành năm 2010.
Đây là “tháp đa mục đích” - phục vụ du lịch, vui chơi, giải trí và truyền tín hiệu phát thanh truyền hình. Tháp Quảng Châu được xem là “biểu tượng của sự lớn mạnh và những tham vọng của thành phố thịnh vượng Quảng Châu” với chi phí xây dựng 450 triệu USD.
Trong khi đó, tháp truyền hình CN cao 553,3 m xây dựng hoàn thành năm 1976 được xem là biểu tượng của thành phố Toronto nói riêng và một trong những biểu tượng của Canada nói chung, với chi phí xây dựng 249 triệu USD. Tháp thu hút khoảng 2 triệu khách du lịch một năm.
Như vậy, tháp truyền hình VN dự kiến cao 636m sẽ trở thành tháp truyền hình cao nhất thế giới.
Sau khi hoàn thành công trình vào năm 2020, danh hiệu “tháp truyền hình cao nhất thế giới” của Việt Nam sẽ trụ vững được bao lâu trong khi các nước giàu sẽ phá vỡ “kỷ lục” này bất cứ lúc nào trong thời gian tới?
MINH SANG (Tổng hợp)
Xem thêm video: Cầu vượt 3 tầng lớn nhất Đông Nam Á tại Việt Nam

Tin nổi bật