Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đằng sau sự nổi lên của Chứng khoán KB (KB Securities): Những lần xử phạt “khủng”

  • Hiếu Nguyễn
(DS&PL) -

Đặt mục tiêu trở thành công ty chứng khoán số hàng đầu Việt Nam, song trong quá trình kinh doanh của mình, CTCP Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhiều lần bị cơ quan quản lý “tuýt còi” do có nhiều sai phạm trong quá trình hoạt động.

Đổi tên sau khi về tay “ông lớn” KB

Những ngày đầu tháng 10, Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) vừa được vinh danh là Doanh nghiệp xuất sắc châu Á (Corporate Excellence Award) tại lễ trao giải Asia Pacific Enterprise Awards (APEA). Đây là năm thứ 2 liên tiếp KBSV chiến thắng ở hạng mục giải thưởng quốc tế uy tín này.

Cũng trong quý III vừa qua, KBSV được công bố lọt top 10 thị phần giao dịch lớn nhất của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Bên cạnh những cái tên đã quen thuộc như Chứng khoán VPS, SSI hay VnDirect luôn có mặt trong top 5, bảng xếp hạng quý III/2023 ghi nhận sự xuất hiện của Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KB Securities, KBSV) với vị trí thứ 10 – tương ứng thị phần 2,44%.

Theo tìm hiểu của PV, KBSV tiền thân là Công ty CP Chứng khoán Standard, được thành lập tháng 6/2008 và có vốn điều lệ 35 tỷ đồng. Đến năm 2011, công ty tiếp tục đổi tên thành Chứng khoán Maritime Bank (MSBS) rồi sau đó là Chứng khoán Marrritime vào năm 2015.

Tháng 10/2017, thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A), Công ty TNHH KBS Hàn Quốc đã chi hơn 700 tỷ đồng để chính thức nắm giữ 29.820.90, tương đương 99,4% cổ phần của Chứng khoán Maritime. Nên biết, Công ty TNHH KBS Hàn Quốc là đơn vị thành viên trực thuộc 100% vốn của Tập đoàn tài chính KB (KBFG).

Về tay nhóm chủ mới từ Hàn Quốc, Chứng khoán Maritime đổi tên thành KBSV Việt Nam. Ngay trong năm 2018, KBSV tăng vốn điều lệ lên hơn 1.107 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2019 – 2021, doanh nghiệp này cũng tham gia vào cuộc đua tăng vốn, nâng vốn điều lệ lên hơn 3.000 tỷ đồng như hiện tại.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Chứng khoán KB cũng nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt vì vi phạm pháp luật.

Nhiều lần lĩnh án phạt

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Chứng khoán KB cũng nhiều lần bị cơ quan chức năng xử phạt vì vi phạm pháp luật.

Cụ thể, ngày 11/5/2018, trên website ssc.gov.vn của Cổng thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đăng tải thông tin cơ quan này ban hành Quyết định số 340/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán Maritime (nay là KBSV) với số tiền là 125 triệu đồng. Nguyên nhân do doanh nghiệp này đã cho khách hàng mua chứng khoán khi không có đủ tiền theo quy định.

Đến ngày 30/10/2019, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục ban hành Quyết định số 343/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với KBSV với số tiền 60 triệu đồng. Lý do xử phạt là do KBSV báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước không đúng thời hạn Báo cáo tài chính 06 tháng đầu năm 2019 đã được soát xét.

Bên cạnh những vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thì KBSV còn bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế. Cụ thể, thời điểm tháng 12/2019, KBSV đã bị Cục Thuế Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính vì kê khai doanh thu chưa đúng quy định về thuế giá trị gia tăng. Còn về thuế thu nhập doanh nghiệp, KBSV hạch toán chi phí trích lập nợ khó đòi chưa đúng quy định, hạch toán chi phí lãi vay chưa đúng quy định. Với những hành vi trên, KBSV bị phạt tiền gần 236 triệu đồng theo mức 20% trên tổng số tiền thuế kê khai sai; phạt 6 triệu đồng vì lập hóa đơn không đúng thời điểm. Tổng số tiền bị phạt gần 242 triệu đồng. Ngoài ra, KBSV còn phải khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số thuế thu nhập doanh nghiệp còn thiếu là 1,17 tỷ đồng cho năm 2017 và 2018; tiền chậm nộp thuế cho thu nhập doanh nghiệp là 86 triệu đồng. Như vậy, tổng mức phạt và khắc phục mà KBSV phải nộp là hơn 1,4 tỷ đồng.

Vi phạm về quản lý vay, trả nợ nước ngoài

Trong các ngày 30-31/3/2022, KBSV đã bị Cục thanh tra, giám sát ngân hàng I và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội ra 02 quyết định xử phạt hành chính đối với các hành vi: “Không chấp hành các quy định của pháp luật về vay, trả nợ nước ngoài” theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Chương II Nghị định 219/2013/NĐ- CP và Điều 5 Chương II Thông tư 12/2014/TT-NHNN; “Trả nợ đối với các khoản vay nước ngoài không đúng quy định của pháp luật” theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 03/2016/TT-NHNN; “Gửi báo cáo không đúng thời hạn theo quy định của pháp luật” theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Thông tư 03/2016/TT-NHNN; “Vi phạm về sử dụng tài khoản tại Việt Nam để thực hiện vay, trả nợ nước ngoài”.

Với các hành vi này chứng khoán KBSV bị phạt hành chính với tổng số tiền lên tới 450 triệu đồng.

Vi phạm giao dịch ký quỹ

Ngày 21/09/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định số 706/QĐ-XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (Công ty) (Địa chỉ: Tầng G, tầng M, tầng 2 và 7 Tòa nhà Sky City số 88 Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội).

Cụ thể, phạt tiền 125.000.000 đồng (Một trăm hai mươi lăm triệu đồng) do vi phạm quy định về hạn chế giao dịch ký quỹ.

Theo đó, từ ngày 10/6/2022 đến ngày 04/7/2022, Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam đã thực hiện cho vay giao dịch ký quỹ đối với cổ phiếu của CTCP Địa ốc First Real (mã chứng khoán FIR) không nằm trong danh sách chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ từ ngày 10/6/2022 do Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh công bố.

Kế toán “rút ruột” quỹ công ty

Trong năm 2020, KBSV từng gây xôn xao dư luận khi để xảy ra sự việc nhân viên chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng. Vào ngày 20/3/2020, Công an quận Đống Đa, TP. Hà Nội đã khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 tháng đối với nhân viên KBSV là bà Phạm Thị Bích Thùy (34 tuổi, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) về hành vi “sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”.

Theo điều tra, do cần tiền tiêu xài cá nhân, đối tượng đã tạo các bút toán giao dịch đặt lệnh chuyển tiền từ ba tài khoản ngân hàng của công ty đến tài khoản cá nhân Thùy. Sau đó, Thùy đã tự phê duyệt giao dịch mà không hỏi ý kiến của kế toán trưởng hay ban lãnh đạo công ty. Sau khi thực hiện các giao dịch, Thùy đã hợp thức hóa bằng cách phân bổ số tiền này vào các tài khoản khác nhau nên không ai phát hiện ra.

Với thủ đoạn trên, trong khoảng thời gian 4 năm, đối tượng Thùy đã chiếm đoạt tổng số tiền là hơn 31,7 tỷ đồng. Trong đó, năm 2016 chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng, năm 2017 hơn 3,4 tỷ đồng, năm 2018 hơn 4,6 tỷ đồng, năm 2019 hơn 12,5 tỷ đồng.

Kinh doanh thăng hạng

Dù có tuổi đời không thua kém gì những công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam, thế nhưng KBSV chỉ thực sự “lột xác” từ thời điểm tháng 10/2017, khi doanh nghiệp này chính thức trở thành thành viên của Tập đoàn Tài chính KB (Hàn Quốc). Điều này thể hiện rõ thông qua kết quả kinh doanh, doanh thu hoạt động và lợi nhuận sau thuế của KBSV liên tục tăng trưởng hậu đổi chủ.

Cụ thể, Năm 2018, công ty ghi nhận doanh thu thuần 272 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2017. Lợi nhuận trước thuế đạt 44 tỷ đồng; tăng 33%. Tổng tài sản cũng tăng gấp 3, lên mức 2.240 tỷ đồng.

Tính riêng nửa đầu năm 2023, doanh thu hoạt động của KBSV đạt 567,1 tỷ đồng; tăng 5%. Trong đó, lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) tăng 68%, doanh thu từ nghiệp vụ môi giới chứng khoán giảm 45%, xuống còn 96,9 tỷ đồng. Trừ đi các chi phí, KBSV báo lãi sau thuế 6 tháng đầu năm 2023 đạt 121,4 tỷ đồng; giảm 24%.

XEM THÊM: Hưng Thịnh Land: Doanh nghiệp địa ốc đứng sau Vinhomes, Novaland và áp lực nợ trái phiếu 18.200 tỷ đồng

Tại ngày 30/6/2023, tổng tài sản của KBSV đạt 11.747 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong nhiều năm, KBSV có xu hướng nắm giữ một lượng lớn chứng chỉ tiền gửi. Tính đến cuối quý II/2023, KBSV đang nắm giữ hơn 2.770 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi, cao hơn rất nhiều so với các công ty chứng khoán khác như VpBankS (1.361 tỷ đồng), MBS (1.359 tỷ đồng); Mirae Asset (867,1 tỷ đồng) và TCBS (199,4 tỷ đồng). Các chứng chỉ tiền gửi này đều được KBSV sử dụng làm tài sản thế chấp cho khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng.

PV

Tin nổi bật