Tuy nhiên, có những trường hợp, họ chọn cách chia ly thật đau đớn do sự thiếu hiểu biết, do bản tính côn đồ và còn do sự bốc đồng, xốc nổi, ghen tuông. Có nhiều bài học rút ra sau những vụ án mà người chồng đang tâm xuống tay giết vợ.
Sau những cái chết đau lòng của người mẹ, những đứa con bơ vơ không nơi nương tựa. |
Tại tỉnh Tiền Giang, những ngày tháng 6 và tháng 7 năm 2014 nhiều vụ án liên tiếp xảy ra trên địa bàn huyện Cai Lậy và TP Mỹ Tho khiến người dân vùng sông nước ĐBSCL vốn hiền hòa đã không khỏi bàng hoàng....Những vụ án này đã để lại hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, người vĩnh viễn ra đi, kẻ vướng vòng lao lý, còn con cái phải chịu cảnh bơ vơ.
Chị T. và Nguyễn Thanh Hùng cưới nhau được 7 năm. Bình thường thì không có gì, nhưng khi Hùng uống rượu về là sinh chuyện với vợ, nhất là thời điểm Hùng trúng số rồi sinh tật bê tha. Hùng thường xuyên nhậu nhẹt khiến cho mâu thuẫn vợ chồng ngày càng gay gắt, chị T. không cho Hùng ở nhà.
Bỏ đi 1 thời gian, Hùng quay về thì giữa 2 người lại tiếp tục xảy ra mâu thuẫn và Hùng dùng dao giết chết vợ mình.
Đối tượng Nguyễn Thanh Hùng khai nhận: Khi làm đồ ăn cho vợ con ăn, vợ về mắng chửi và nói không cho gặp con nữa, lúc đó không kiềm chế không được nên y định giết rồi tự sát luôn.
Đối tượng Nguyễn Thanh Hùng. |
Đã vào tầm "có tuổi", lẽ ra Phạm Phú Tình, sinh năm 1950, trú xã Tân Phong, huyện Cai Lậy phải sống vui vầy cùng con cháu. Thế nhưng, giờ đây ông ta lại vướng vào vòng lao lý với tội danh giết người.
Người mà ông ta giết lại chính là người đã sống với ông ta có đến 7 mặt con. Khoảng 1 năm nay, giữa Tình và vợ là bà Nguyễn Thị S. thường xảy ra mâu thuẫn do ông ta nghi ngờ vợ có mối quan hệ với người đàn ông khác.
Phạm Thị Ngọc T. – con đối tượng Tình cho biết: Ông Tình thường ghen bóng ghen gió, rồi đánh đập, chửi mắng nên mẹ chị mới làm đơn xin ly hôn chia đất cho con cái, ông Tình không chịu và nói tao chém chết mẹ mày rồi chết luôn. Và chị không ngờ sự việc lại xảy ra thật, mẹ chết, cha ở tù, giờ những đứa con mồ côi chỉ biết nương tựa vào nhau mà sống.
Để phòng ngừa thực trạng này, không có phương pháp nào tốt hơn công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật của các ngành chức năng. Cần hơn hết là sự quan tâm của chính quyền trong việc giáo dục người dân xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng và không có bạo lực. Chính quyền, đoàn thể cơ sở phải chủ động nắm chắc tình hình nhằm giải quyết kịp thời những mâu thuẫn ngay từ lúc phát sinh, tuyên truyền về tác nhân động cơ phạm tội để mỗi người tự rút kinh nghiệm, tự mình có ý thức kiềm chế, phòng ngừa tránh xung đột, không để xảy ra sự việc đáng tiếc.