Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Dầm mưa cổ vũ tuyển Olympic Việt Nam, làm sao để không bị cảm lạnh?

(DS&PL) -

16h chiều nay (29/8), hàng triệu người hâm mộ Việt Nam đều hướng về sân Pakansari - nơi thầy trò HLV Park Hang Seo có cuộc chạm trán lịch sử với U23 Hàn Quốc.

16h chiều nay (29/8), hàng triệu người hâm mộ Việt Nam đều hướng về sân Pakansari - nơi thầy trò HLV Park Hang Seo có cuộc chạm trán lịch sử với U23 Hàn Quốc. Thế nhưng, dưới thời tiết mưa liên tục như hiện tại thì những người hâm mộ  rất dễ bị cảm lạnh, viêm phổi.

Thời tiết không ngăn được tình yêu bóng đá của người hâm mộ Việt Nam. - Ảnh: Dân Việt

Trong đêm 27/8, đội tuyển bóng đá Olympic Việt Nam liên tiếp giành thắng lợi tại Đại hội Thể thao lớn của Châu lục - ASIAD 2018. Sau chiến thắng này, mặc cho thời tiết mưa gió, hàng vạn cổ động viên yêu bóng đá vẫn đổ ra đường ăn mừng chiến thắng.

Thế nhưng, bạn có biết nếu dầm mưa trong thời gian dài, lại đúng lúc chuyển mùa, người hâm mộ rất dễ bị cảm lạnh.

Vậy khi ra đường cổ vũ Olympic Việt Nam, ăn mừng chiến thắng và bị ngấm nước mưa bạn phải làm gì để tránh cảm lạnh “ghé thăm”?

Lau khô người và tắm nước ấm

Sau khi đi mưa về, cơ thể thường bị lạnh và ướt. Nếu không làm khô người ngay lập tức, nước mưa sẽ thấm vào cơ thể làm bạn bị nhiễm lạnh.

Do đó, bạn cần lau khô người và tắm nước ấm giúp cơ thể ấm lên, đồng thời, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn bám trên người.

Dầm mưa lâu rất dễ bị cảm lạnh. - Ảnh: Dân Việt

Không nên lên giường nằm ngủ ngay

Theo các bác sĩ, sau khi dầm mưa ngoài trời, để tránh cảm lạnh, các cổ động viên nên thay quần áo và tắm qua trước khi lên giường nằm ngủ. Nằm ngủ ngay, trùm kín chăn cũng không làm bạn ấm lên nhanh chóng mà còn khiến lạnh thâm nhập sâu vào cơ thể.

Tránh xa những vật dụng có điện

Sau khi dính mưa trở về, tay và người còn ướt thì tốt nhất bạn không nên cầm điện thoại hoặc tiếp xúc với các vật có khả năng nhiễm điện, nhất là khi đang có sấm sét.

Cách tốt nhất, bạn nên lau khô người trước khi chạm vào những vật như vậy.

Dầm mưa bị cảm lạnh, xử trí thế nào?

Theo các chuyên gia, nếu bạn bắt đầu cảm thấy chóng mặt, nhức đầu và sốt nhẹ rất có thể bạn đã bị cảm lạnh và cần phải uống thuốc cảm.

Nếu thấy ớn lạnh dọc xương sống, nhức đầu, mệt mỏi uể oải, sợ lạnh, đầy bụng, có khi đi tiêu phân lỏng, có sốt nhẹ, có thể hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững... có thể đun nước gừng tươi để uống. Công thức gồm: 1 củ gừng tươi 15 – 20g, rửa sạch, thái lát, đổ 100ml nước đun sôi 20 phút, gạn ra, thêm đường và uống nóng. Hoặc cho người bệnh ăn cháo giải cảm, sẽ nhanh vã mồ hôi và mau phục hồi sức khỏe.

Ăn uống nên bổ sung vitamin và khoáng chất để tăng cường chuyển hóa của cơ thể. Nếu phải ở môi trường lạnh, ngâm mình dưới nước lâu, lạnh rét nên mang theo củ gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm một miếng gừng tươi nhai để người ấm lên.

Trong trường hợp các dấu hiệu bệnh ngày càng nặng thêm thì cần tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Quỳnh Chi  (T/h)

Tin nổi bật