Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đám cưới vui vẻ bỗng chốc trở thành thảm họa vì điều bất cẩn này

  • Thùy Dung
(DS&PL) -

Một tai nạn đau lòng khiến ngày vui của cặp đôi trẻ trở thành đám tang đẫm nước mắt. Chú rể đã ra đi mãi mãi vì sự cố trong chính hôn lễ của mình.

Câu chuyện đau lòng xảy ra tại một thành phố gần thủ đô Tunisia. Cụ thể, chú rể Aziz Karambali, 33 tuổi và cô gái mà anh yêu thương đã tổ chức một đám cưới linh đình trong sự chúc phúc của hai bên gia đình, bạn bè.

Để ghi lại những khoảnh khắc vui vẻ trong ngày trọng đại đôi bạn trẻ đã tổ chức "after party" - bữa tiệc thân mật sau đám cưới tại bể bơi.

Không khí bữa tiệc vốn rất vui thì bất ngờ cô dâu nhận được tin dữ. Chú rể Aziz Karambali cùng hai người bạn thân cùng nhau nhảy xuống bể bơi chơi đùa. Nào ngờ, đến lúc bữa tiệc gần kết thúc, cả nhóm chuẩn bị ra về thì Aziz Karambali cùng hai người bạn bị điện giật.

Ảnh minh họa

Mọi người khẩn trương tìm cách cứu lấy 3 người dưới bể bơi nhưng chỉ 2 người bạn của chú rể thoát nạn; còn Aziz Karambali qua đời ngay tại chỗ, khiến tất cả mọi người bàng hoàng, đau xót. 

Chứng kiến cái chết của chồng, cô gái đã sụp đổ hoàn toàn. Sự mất mát lớn trong ngày trọng đại khiến ai nấy đều xót thương người chồng xấu số lẫn cô dâu.

Theo các nhân chứng, có một cột điện bị hỏng ở gần hồ bơi, nhưng họ không biết dòng điện tiếp xúc với hồ bơi thế nào. Cảnh sát địa phương đang mở cuộc điều tra về nguyên nhân tai nạn.

Dưới đây là những lưu ý khi sơ cứu điện giật mà bạn nên biết:

Quan sát và ghé sát tai vào gần miệng và mũi của nạn nhân để lắng nghe hơi thở, chú ý xem những cử động của lồng ngực. Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở thì thực hiện hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt). Còn nếu nạn nhân ngưng tim ngưng thở thì kết hợp xen kẽ hà hơi thổi ngạt và ép tim ngoài lồng ngực, còn gọi là hồi sức tim phổi (CPR).  

Cách thực hiện hô hấp nhân tạo: hô hấp nhân tạo thực hiện bằng cách thổi hơi vào mũi hoặc miệng, với tần suất 10 – 12 lần/phút. Riêng trẻ nhỏ, nếu trẻ không tự thở, hãy nhẹ nhàng áp miệng trùm lên cả miệng và mũi của trẻ. Hoặc dùng miệng trùm lên phần mũi của bé, tay giữ phần miệng của bé đóng chặt lại. Sau đó nâng cằm lên, cho đầu hơi ngả về phía sau. Thổi ngạt 2 hơi, mỗi hơi kéo lên dài trong vòng một giây và phải đảm bảo cho lồng ngực trẻ phồng lên.

Cách thực hiện hồi sức tim phổi (CPR) cơ bản

Ép tim ngoài lồng ngực 100 – 120 lần/phút, với người lớn và trẻ em, riêng người trẻ có thể làm nhanh và nhiều lần hơn. 

Với người lớn, xác định chính xác vị trí ép tim tại 1⁄2 dưới xương ức, đặt ngón trỏ cạnh ngón giữa để đảm bảo vị trí ép cách mũi ức 2 khoát ngón tay. Đặt gót bàn tay kia lên phía trên mu bàn tay đang đặt trên xương ức, các ngón tay đan vào nhau. Duỗi thẳng 2 khuỷu tay vuông góc với thành ngực người bệnh và giữ nguyên tư thế này trong suốt quá trình ép tim và bắt đầu ép tim đủ nhanh và mạnh với 1 chu kỳ gồm 30 lần ép tim và 2 lần thổi ngạt.

Khi ép tim, cần dùng trọng lượng cơ thể ấn lồng ngực nạn nhân lún xuống ít nhất 5cm và phải đảm bảo ép thẳng xuống xương ức. Lúc sơ cứu, cần đếm to trong quá trình ép từ 1 đến 30 và không rời bàn tay khỏi xương ức trong quá trình ép tim. 

Lưu ý: Sau mỗi lần ép tim, đảm bảo cho phép ngực nạn nhân nở hoàn toàn, hạn chế tối đa thời gian tạm dừng ép tim không quá 10 giây.

Với trẻ em, đặt 2 ngón tay của một bàn tay ở giữa nằm về phía dưới đường ngang nối 2 núm vú, không đặt tay quá sâu về phía dưới ngực, tay còn lại đặt lên trán trẻ, vẫn giữ đầu trẻ hơi nghiêng về phía sau. Ấn xuống và tạo một áp lực sâu khoảng 1/3 – ½ ngực trẻ. Ấn khoảng 30 lần. Sau mỗi lần ấn, để cho ngực trẻ trả lại trạng thái bình thường rồi mới thực hiện lần ấn tiếp theo. 

Hà hơi thổi ngạt cho bé 2 lần nữa, phải đảm bảo lồng ngực trẻ phồng lên. Tiếp tục thực hiện CPR. Ép tim ngoài lồng ngực (ấn 30 lần) và hà hơi thổi ngạt (2 hơi) sau đó lặp lại trong vòng 2 phút.

Lưu ý: Nếu trẻ có dấu hiệu tự thở bình thường, ho hoặc cử động thì không tiếp tục thực hiện phương pháp ép tim ngoài lồng ngực vì có thể làm tổn thương trẻ. Khi trẻ bắt đầu tự thở được, hãy đặt trẻ nằm ở tư thế hồi sức và nhớ thường xuyên quan sát kiểm tra hơi thở của trẻ cho đến khi bàn giao cho nhân viên y tế.

Không được cạo gió, thoa dầu hay đổ nước vào người nạn nhân. 

Giữ ấm người nạn nhân, nên sử dụng vải sạch hoặc băng gạc phủ lên vết thương bị bỏng.

Việc sơ cứu nhanh chóng và kịp thời rất quan trọng, tuy nhiên bạn nên ưu tiên gọi cấp cứu ngay khi vừa tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Hoặc ngay khi thấy nạn nhân bị giật điện hãy nhờ những người xung quanh gọi cấp cứu. Chúng ta không đủ chuyên môn để sơ cứu tốt và hiệu quả hơn nhân viên y tế, do đó, việc gọi cấp cứu đến càng sớm sẽ tăng tỷ lệ cứu sống nạn nhân.

Thùy Dung (T/h)

Tin nổi bật