Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại gia châu Âu bi quan về khả năng sinh lời khi đầu tư ở Trung Quốc

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Các "đại gia" Châu Âu cho rằng Trung Quốc đang tạo ra sân chơi không công bằng, đặc biệt khi nước này thắt chặt kiểm soát Internet, an ninh quốc gia...

(ĐSPL) - Các "đại gia" châu Âu cho rằng Trung Quốc đang tạo ra sân chơi không công bằng, đặc biệt khi nước này thắt chặt kiểm soát Internet, an ninh quốc gia và thúc đẩy công nghệ trong nước.

Báo VnExpress dẫn nguồn tin, Phòng thương mại châu Âu tại Trung Quốc cho biết doanh nghiệp của họ ngày càng bi quan về kinh tế và lo ngại môi trường kém thân thiện tại đất nước này.

Đây là các thách thức lớn nhất với doanh nghiệp châu Âu, cơ quan này cho biết trong Khảo sát Niềm tin Kinh doanh công bố hôm nay. Các công ty cho rằng Trung Quốc đang tạo ra sân chơi không công bằng, đặc biệt khi nước này thắt chặt kiểm soát Internet, an ninh quốc gia và thúc đẩy công nghệ trong nước.

55\% doanh nghiệp được khảo sát cho rằng "kỷ nguyên vàng" với các công ty đa quốc gia tại Trung Quốc đã chấm dứt. Tỷ lệ này năm 2014 chỉ là 46\%.

Doanh nghiệp "tại hầu hết các ngành" dự báo việc suy giảm sẽ có tác động đáng kể lên họ. "Vì thế, họ đều cho rằng điều tồi tệ nhất còn chưa xảy ra", báo cáo cho biết.

Khảo sát được thực hiện với hơn 1.300 doanh nghiệp châu Âu. Khoảng 31\% công ty bi quan về khả năng sinh lời, và 15\% lo lắng về tăng trưởng - gần gấp đôi năm ngoái. Họ cũng tỏ ra thất vọng với tốc độ cải tổ chậm chạp tại quốc gia này.

Dược phẩm được cho là ngành ít chịu ảnh hưởng nhất, do dân số đang già đi và tầng lớp trung lưu tại đây tăng lên. Việc nhóm người này ngày càng nhận thức cao về an toàn thực phẩm cũng được cho là sẽ làm lợi cho các công ty ngành thực phẩm - đồ uống.

Đầu tư của châu Âu vào Trung Quốc chỉ còn 9,3 tỷ euro năm 2015, giảm 9\% so với năm trước đó. Việc này "cho thấy Trung Quốc đang mất quyền ưu tiên đầu tư đối với rất nhiều công ty châu Âu".

31\% công ty bi quan về khả năng sinh lời tại Trung Quốc. Ảnh: WSJ

Năm nay, biến động của NDT đã thay thế tham nhũng thành lo ngại lớn thứ 5 của các công ty. Đợt hạ giá mạnh tay đồng NDT của Trung Quốc tháng 8 năm ngoái đã khiến thị trường thế giới lao đao. Tuyên bố thiếu rõ ràng, cùng với việc Mỹ tăng lãi cuối năm ngoái đã khiến NDT ngày càng yếu đi và dòng vốn ồ ạt rời Trung Quốc.

Giờ đây, NDT lại đối mặt thách thức mới khi USD ngày càng mạnh lên trước khả năng Mỹ nâng lãi tháng này. Cuộc trưng cầu dân ý tại Anh ngày 23/6, về khả năng rời Liên minh châu Âu (EU), cũng khiến USD tăng giá.

Báo Một thế giới dẫn nguồn tin cho hay, trong thời gian gần đây, hàng loạt doanh nghiệp sản xuất đang rút lui khỏi Trung Quốc và đầu tư sang nơi khác. Vào tháng 8/2015, Panasonic tuyên bố đóng cửa nhà máy pin ở Bắc Kinh và cho 1.300 nhân công nghỉ việc. Tập đoàn gia công điện tử Foxconn cũng vừa công bố kế hoạch đầu tư 5 tỉ USD vào Ấn Độ, trong khi Samsung dự định đầu tư 3 tỉ USD vào Việt Nam.

Tin tức trên VOV, theo số liệu mới công bố của Viện Tài chính quốc tế (IIF), các nhà đầu tư nước ngoài đang có kế hoạch rút 538 tỷ USD khỏi thị trường Trung Quốc trong năm nay, mặc dù tốc độ thoái vốn này đã giảm đáng kể so với năm ngoái.

IIF cho biết, con số thoái vốn trong năm 2016 này giảm 1/5 so với khoản rút vốn 674 tỷ USD trong năm 2016, nhưng có khả năng sẽ tăng mạnh nếu xuất hiện những lo ngại về đồng nhân dân tệ mất giá.

Làn sóng “di cư tiền” khỏi Trung Quốc có thể sẽ ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi, một phần do tầm vóc chi phối của nền kinh tế Trung Quốc, một phần khác vì tình trạng thoái vốn kéo dài có thể gây ra nhiều biến động hơn về tỷ giá, theo đó lại làm phát sinh đợt thoái vốn mới.

Báo cáo của IIF cho hay, sự suy giảm mạnh mẽ của đồng nhân dân tệ có thể sẽ châm ngòi cho một cuộc tháo chạy vốn khổng lồ khỏi thị trường Trung Quốc, đồng thời tiềm ẩn trong đó những kịch bản khó lường, như tạo ra một chuỗi thoái vốn tại các thị trường mới nổi khác, đặc biệt là những quốc gia có quan hệ thương mại chặt chẽ với Trung Quốc.

Hiện tại tốc độ thoái vốn khỏi thị trường Trung Quốc đang chậm lại. Theo báo cáo trong tháng 3, đã có khoảng 35 tỷ USD được rút khỏi Trung Quốc, nâng tổng mức thoái vốn tại nước này kể từ đầu năm là 175 tỷ USD, vẫn thấp hơn so với quý II/2015.

Nước này đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng lớn từ các đối thủ châu Á về giá nhân công. Khảo sát thường niên của Phòng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc cho biết hơn ba phần tư doanh nghiệp (77\%) cảm thấy "ít được chào đón" tại quốc gia này năm ngoái.

Tỷ lệ này tăng đáng kể so với chỉ 47\% năm 2014. Thời gian gần đây, Trung Quốc cũng thực hiện hàng loạt cuộc điều ra độc quyền trên diện rộng nhắm vào các công ty nước ngoài. Một số đã phải trả nhiều khoản phạt khổng lồ cho giới chức sở tại. "Một số chính sách đang được cân nhắc, hoặc đã có hiệu lực, đang khiến Trung Quốc đi sai đường", Lester Ross - Phó chủ tịch Phòng thương mại Mỹ cho biết.

Giới chuyên gia tài chính nhận định, vẫn còn một “nhân tố bí ẩn” quan trọng chính là ngưỡng dự trữ ngoại hối thấp khiến chính quyền Trung Quốc lo lắng. Mức dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đang giảm nhanh từ 4.000 tỷ từ tháng 6/2014 xuống chỉ còn 3.200 tỷ vào tháng 2/2016.

Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), lượng dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm khoảng 15\% so với cách đây 2 năm. Để đối phó, chính phủ Trung Quốc có thể sẽ lại phá giá đồng nhân dân tệ hoặc kiểm soát dòng vốn một cách minh bạch hơn.

Tiến sĩ Song Hong, trưởng bộ phận nghiên cứu về thương mại quốc tế của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, đưa ra dự báo đầy bi quan: Làn sóng thoái lui khỏi Trung Quốc của các doanh nghiệp sản xuất sẽ đạt đỉnh điểm trong vòng 4-5 năm tới.

Theo ông Hong, mặc dù Trung Quốc vẫn có thể giữ được ưu thế là trung tâm sản xuất chính của châu Á với hệ thống chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng khá phát triển, nhưng điều đó cũng không bảo đảm là ngành sản xuất của nước này có thể giữ được đà tăng trưởng trong thời gian tới. "Nhiều doanh nghiệp có thể duy trì nhà máy hiện có ở Trung Quốc, nhưng sẽ xây dựng nhà máy mới ở các nước khác", ông Hong bình luận.

TUYẾT MAI (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật