Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại diện NXB: Không tán đồng cải cách Tiếng Việt nhưng quý người đau đáu với chữ dân tộc

(DS&PL) -

Khẳng định tác phẩm của PGS.TS Bùi Hiền chỉ là 1 trong nhiều tham luận ở cuốn sách kỷ yếu hội thảo, NXB Dân Trí cho rằng, dư luận đang có sự nhầm lẫn và hiểu sai.

Khẳng định tác phẩm của PGS.TS Bùi Hiền chỉ là 1 trong nhiều tham luận ở cuốn sách kỷ yếu hội thảo, NXB Dân Trí cho rằng, dư luận đang có sự nhầm lẫn và hiểu sai.

Liên quan công trình nghiên cứu cải tiến chữ viết của PGS.TS Bùi Hiền, nguyên Phó Hiệu ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, nguyên phó Viện trưởng viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ thông) đang gây tranh cãi trong dư luận.

PV báo Người Đưa Tin có cuộc trao đổi với TS. Phạm Việt Long – Chủ tịch HĐQT NXB Dân Trí, đơn vị phát hành cuốn sách có tác phẩm gây tranh cãi của PGS.TS Bùi Hiền.

PGS.TS Bùi Hiền, tác giả của công trình nghiên cứu cải cách chữ cái gây xôn xao dư luận.

TS. Phạm Việt Long cho biết, tác phẩm “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của PGS.TS Bùi Hiền chỉ là một trong hàng chục bản tham luận khác. Đáng chú ý, theo khẳng định của Chủ tịch HĐQT NXB Dân Trí thì cuốn sách kỷ yếu này chỉ lưu lại các bản tham luận của một cuộc Hội thảo, không phải là một cuốn sách riêng về công trình của PGS.TS Bùi Hiền. 

Cũng không tán thành đề xuất cải cách chữ Quốc ngữ với lý do nó quá phức tạp nhưng đại diện NXB Dân Trí cho rằng “ý tưởng” của PGS.TS Bùi Hiền thật đáng quý bởi ông dù đã 83 tuổi mà vẫn đau đáu với ngôn ngữ dân tộc, vẫn tự đầu tư công sức làm một công trình khoa học mà không đòi hỏi một sự tài trợ nào.

 “Tôi không tán thành đề xuất của PGS.TS Bùi Hiền vì tôi thấy nó phức tạp quá, xới tung cách viết đến nỗi không còn nhận ra đó là chữ Việt nữa. Nếu mọi người sử dụng cách viết này thì kho di sản tinh thần dưới dạng chữ Quốc ngữ của nước ta sau này, khi mọi người đã quen với cách viết mới, quên cách viết cũ, sẽ trở thành một thứ “ngoại ngữ”, lại phải có người dịch, kiểu như dịch chữ Nôm ra quốc ngữ bây giờ… Nhưng tinh thần của ông thật đáng quý bởi ông đã 83 tuổi mà vẫn đau đáu với ngôn ngữ dân tộc”, Chủ tịch NXB Dân Trí bày tỏ.

Lên án những bình luận thô tục có tính chất vùi dập đối với vị PGS.TS đã hơn 80 tuổi, TS. Phạm Việt Long cho rằng, dư luận cần nhận xét tích cực hơn. “Việc tự do nghiên cứu, tự do sáng tạo là quyền của mỗi người và điều đó rất đáng trân trọng", ông Long cho hay.

Cũng theo TS. Phạm Việt Long, trong nghiên cứu khoa học không thể có chuyện tất cả các công trình đều thành công nhưng với một công trình nghiên cứu thất bại thì nó vẫn có giá trị cho người đi sau để tránh những sai lầm.

“Tôi không quen biết PGS.TS Bùi Hiển nhưng đọc phát biểu của ông trên báo chí, tôi thấy ông có bản lĩnh, chừng mực, tôn trọng người khác, lại có vẻ hài hước nữa. Riêng những điều ấy, tôi đã thấy cần học tập ông. Nhân đây, tôi gửi đến ông lời chúc sức khỏe và bình yên”, Chủ tịch HĐQT NXB Dân Trí nói thêm.

Trước đó, ý tưởng cải cách bảng chữ cái tiếng Việt với nhiều thay đổi được PGS.TS Bùi Hiền cho biết ông đã dành nhiều năm nghiên cứu. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện thông tin này, công trình nghiên cứu của nguyên Phó Hiệu ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội vấp phải sự phản ứng của dư luận. Đa phần cho rằng, công trình cải cách chữ của PGS.TS Bùi Hiền là không phù hợp nhưng ngược lại cũng có ý kiến hoan nghênh ủng hộ ông và coi việc cải cách chữ cái là sáng tạo, thú vị.

Nhất Nam

Tin nổi bật