Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại dịch Ebola: Các nước Tây Phi “quay cuồng” đối phó

(DS&PL) -

(ĐSPL) – Đại dịch Ebola bùng phát mạnh và các quốc gia ở Tây Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi có khoảng 1.000 người đã tử vong.

(ĐSPL) – Đại dịch Ebola bùng phát mạnh và các quốc gia ở Tây Phi là khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi có khoảng 1.000 người đã tử vong.

Một cảnh sát biên giới nói với CNN, các quốc gia Tây Phi đang thực hiện những biện pháp quyết liệt trong nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của virus Ebola cũng như sự bùng phát của dịch bệnh sốt xuất huyết đáng sợ này.

Các nhân viên y tế đang vận chuyển Miguel Pajares, một bệnh nhân nhiễm virus Ebola trong thời gian làm việc tại Liberia, vào bệnh viện Carlos III ở Tây Ban Nha.

Guinea đã quyết định đóng cửa biển giới với Sierra Leone. Trong khi đó, chính phủ Zambia đã cấm người dân đến nước này từ các quốc gia có dịch bệnh Ebola bùng phát như là một cách để ngăn chặn virus xâm nhập vào đất nước.

“Tất cả các phái đoàn đến từ mọi quốc gia bị ảnh hưởng bởi virus Ebola đều không được phép vào Zambia cho tới khi có những thông báo tiếp theo”, tiến sĩ Johseph Kasonde, Bộ trưởng Y tế Zambia nói trong một tuyên bố ngày 9/8.

Nigeria và Liberia đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia trong nỗ lực kiểm soát dịch bệnh khủng khiếp chưa từng có.

Virus Ebola tiếp tục lây lan từ tâm dịch ở Sierra Leone sang các quốc gia lân cận, bao gồm Guinea, Liberia và Nigeria. Các nước Tây Phi khác đang nỗ lực kiềm chế sự bùng phát của đại dịch sốt xuất huyết Ebola khủng khiếp nhất trong 4 thập kỷ qua.

Bác sĩ Kent Brantly (trái) đang điều trị cho một bệnh nhân nhiễm virus Ebola ở Monrovia (Liberia). Sau đó, bác sĩ Brantly cũng đã bị nhiễm virus chết người này và được đưa trở về Mỹ điều trị.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kể từ khi bùng phát hồi tháng 2, virus Ebola đã giết chết 961 người trên tổng số gần 1.800 ca mắc bệnh. 

Ngày 9/8, Mỹ và Anh cam kết hỗ trợ các nước ở Tây Phi đối phó với đại dịch nguy hiểm này. Trước đó, hai nhân viên y tế người Mỹ là Kent Brantly và Nancy Writerbol đã bị nhiễm virus Ebola trong thời gian làm việc tại Liberia. Hiện tại, hai bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đại học Emory, Atlanta (Mỹ) và có dấu hiệu hồi phục sức khỏe. Trong khi đó, Canada cho biết, nước này đã có một trường hợp nghi nhiễm virus Ebola, sau khi trở về nước từ Nigeria. Bệnh nhân này đã được điều trị cách ly sau khi có những triệu chứng như sốt, đau đầu và khó chịu trong người. Theo Bộ trưởng Y tế Canada Eric Hoskins, sức khỏe bệnh nhân này đang tiến triển tốt.

“Chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ để đối phó với dịch bệnh nếu có bất cứ trường hợp nào xuất hiện trong tỉnh Ontario. Kết quả có được là nhờ bộ máy của chúng ta đã làm việc hiệu quả”, Hoskins nói trong một tuyên bố.

Tin nổi bật