Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại biểu Quốc hội: Nói xây biệt phủ nhờ bán chổi đót, nuôi heo là coi thường dân

(DS&PL) -

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn phát biểu: "Tôi cho rằng cán bộ coi thường dư luận, coi thường nhân dân, khinh nhờn pháp luật khi giải thích xây biệt phủ nhờ bán chổi...

Đại  biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn phát biểu: "Tôi cho rằng cán bộ coi thường dư luận, coi thường nhân dân, khinh nhờn pháp luật khi giải thích xây biệt phủ nhờ bán chổi đót, nuôi heo. Nếu giải thích như thế, cách đây 30 năm tôi thành đại gia rồi”.

Theo tin tức trên báo Tiền Phong, chiều ngày 5/9, Uỷ ban Tư pháp tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 7, cho ý kiến về vấn đề phòng chống tham nhũng (PCTN) và dự án Luật PCTN sửa đổi.

Một trong những vấn đề được nhiều đại biểu quan tâm là nguồn gốc tài sản hình thành của cán bộ quan chức, đặc biệt với những vụ việc nóng như ở Yên Bái, gây xôn xao như luận trong thời gian qua.

Theo đại biểu Nguyễn Bá Sơn (Đà Nẵng), thời gian qua đã nói nhiều về việt phủ quan chức, thậm chí là biệt phủ ở những vùng khó khăn.

“Dân biết ở đó là những tỉnh nghèo, vẫn phải nhận hỗ trợ ngân sách từ Trung ương không phải bỗng dưng mà nhân dân nói như thế”, ông Sơn đặt vấn đề.

“Tôi cho rằng cán bộ coi thường dư luận, coi thường nhân dân, khinh nhờn pháp luật khi giải thích xây biệt phủ nhờ bán chổi đót, nuôi heo. Nếu giải thích như thế, cách đây 30 năm tôi thành đại gia rồi”, đại biểu Sơn nói.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Bá Sơn.Ảnh: Quốc hội

Báo Tri thức trực tuyến thông tin thêm, có chung quan điểm về vấn đề ngày, đại biểu Nguyễn Đức Sáu (TP.HCM) cũng cho rằng, cách giải thích "nhiều tiền là nhờ bán chổi, nuôi heo", chỉ cần nghe thì ai cũng bình luận rằng họ đang coi thường tổ chức, coi thường dư luận, và như vậy cũng không đủ tư cách làm cán bộ, đảng viên.

"Có những cán bộ lúc làm hồ sơ xin cấp đất thì trình bày là khó khăn về chỗ ở, đến khi phát hiện tài sản “khủng” thì trả lời là do mẹ nuôi, em nuôi tặng. Dư luận đâu có “mù” mà tin vào những giải thích như vậy. Cái mất lớn nhất là dư luận mất niềm tin", đại biểu Sáu cho ý kiến.

Cũng thông tin về phiên họp trên, báo VnExpress dẫn lời ông Ngô Sách Thực - Phó chủ tịch MTTQ Việt Nam, đề nghị Chính phủ công khai các kết luận thanh tra để người dân tham gia giám sát phòng, chống tham nhũng.

"Không công khai thì làm sao cộng đồng biết được. Việc này luật đã quy định rồi, cần phải thực hiện nghiêm", ông Thực nói.

Tại phiên họp, lấy ví dụ về báo cáo giám sát lĩnh vực BOT mới đây, Uỷ viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Mai Bộ cho rằng văn bản nêu lên hàng loạt hạn chế, bất cập nhưng không chỉ rõ địa chỉ trách nhiệm.

Theo ông Nguyễn Mai Bộ, các cơ quan chức năng khi đi giám sát, thanh tra thì có "binh hùng, tướng mạnh" và ôtô đưa đón, nhưng sự phát hiện có thể không bằng các nhà báo điều tra.

Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu cũng cho rằng báo cáo quá cô đọng, chưa phản ánh đúng tình hình tham nhũng.

"Nguyên nhân không phải do thể chế, do chủ trương, pháp luật của ta thiếu, nhiều sơ hở nên dẫn đễn tham nhũng, mà nguyên nhân chính là ở khâu tổ chức thực hiện và kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm minh. Vì thế, chúng cần chỉ rõ địa chỉ nơi nào, người nào vi phạm, như thế mới có tính thực chất, răn đe", Phó chủ tịch Quốc hội phân tích.

Theo Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu các đại biểu Quốc hội nhất định sẽ hỏi tại sao lại dự báo tham nhũng năm 2018. Để chứng minh thuyết phục, Chính phủ cần đưa ra số liệu, phân tích, chứng minh.

Theo báo cáo của Thanh tra Chính phủ, số người đã kê khai tài sản, thu nhập năm 2016 là hơn 1,1 triệu người, tỷ lệ kê khai và công khai đều trên 99,8%. Trong đó có 77 người được xác minh tài sản, thu nhập, gồm các Bộ NN&PTNT, Quốc phòng, Công Thương, Thành phố Hà Nội, Yên Bái, Đồng Nai.

Qua việc xác minh tài sản, thu nhập của cơ quan có thẩm quyền, phát hiện và xử lý 3 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cấp cao.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật