Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại biểu Quốc hội băn khoăn việc "nhập vào - tách ra" của bộ máy hành chính

(DS&PL) -

Chiều nay 1/11, đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Vấn đề cải cách bộ máy hành chính tiếp tục được các đại biểu quan tâm thảo luận.

Chiều nay 1/11, đại biểu Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội. Vấn đề cải cách bộ máy hành chính tiếp tục được các đại biểu quan tâm thảo luận.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Bình Bùi Văn Phương phát biểu ý kiến - Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) băn khoăn: Bộ máy hành chính cứ nhập vào rồi lại tách ra. Nhập vào, tách ra đều có lý do của nó, nhưng mang yếu tố chủ quan của người thực thi nhiều hơn.

"Tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 về sắp xếp lại bộ máy yêu cầu không để nhiệm vụ trùng lắp và các cấp trung gian là rất chính xác. Tuy nhiên vừa rồi, một số đề án gợi ý thì chưa phù hợp, cần thảo luận rất kĩ", đại biểu Bùi Văn Phương nêu quan điểm.

Đại biểu tỉnh Ninh Bình dẫn chứng cho ý kiến của mình: Hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân làm một thì chưa thực sự phù hợp vì các văn phòng này làm chức năng tổng hợp, nghiên cứu, tham mưu. Nếu chung lại thì một cơ quan vừa tham mưu cho ủy ban triển khai, rồi lại tham mưu cho hội đồng giám sát. Như vậy sẽ thiếu sự kiểm soát lẫn nhau. Hay sáp nhập cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước, ví dụ Ban Tổ chức cấp ủy và Sở Nội vụ nhập lại, Ban Kiểm tra cấp ủy nhập với Thanh tra Nhà nước khi các cơ quan này có nhiệm vụ khác nhau.

Cũng theo đại biểu Bùi Văn Phương, phân cấp, phân quyền trong bộ máy hành chính chưa phù hợp. Nhất là tại cấp gần dân nhất là cấp xã, chế độ đãi ngộ thấp nhất trong các cán bộ hành chính hiện nay nên động lực phấn đấu để trưởng thành không được tốt. Chế độ chính sách đãi ngộ như thế nên có chuyện: Các cán bộ cấp xã nói đãi ngộ như thế thì làm như thế thôi. Cấp trên thì cho rằng làm như thế thì đãi ngộ như thế.

"Nhân kỳ họp này Quốc hội thảo luận về cải cách bộ máy hành chính thì cần tính toán lại phân cấp, phân quyền cho cấp xã nhiều hơn và chuẩn hóa đội ngũ cán bộ cấp xã chính quy, bài bản. Chính sách cũng phải điều chỉnh cho phù hợp. Cấp xã phát huy được thì công tác quản lý hành chính cấp cơ sở mới tốt", ông Phương nhận định.

Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam Phan Thanh Bình phát biểu ý kiến - Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Đại biểu Phan Thanh Bình (Quảng Nam) đề nghị, cùng với cải cách hành chính thì Quốc hội, Chính phủ cần mạnh dạn đổi mới thang, bảng lương nhằm thu hút nhân tài vào làm việc tại cơ quan Nhà nước; đồng thời chú ý tới chính sách trả lương hưu cho người nghỉ trước năm 1993 do trước đây cơ chế tiền lương rất thấp.

Còn đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) đề nghị: Khi cải cách lại bộ máy hành chính Nhà nước, cần tính toán đến đồng bào dân tộc thiểu số. Với vùng có đông đồng bào thiểu số, cần quy định tỷ lệ công chức tối thiểu với dân tộc thiểu số. Có chính sách với người làm việc ở khu vực đặc biệt khó khăn.

Theo Hoàng Dương/Báo Tin Tức

Tin nổi bật