Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại án VNCB: Phạm Công Danh đóng 2 vai

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Phạm Công Danh đóng 2 vai vừa là "khách hàng" rút tiền vừa là người chỉ đạo, quyết định ở Ngân hàng

(ĐSPL) - Phạm Công Danh đóng 2 vai vừa là "khách hàng" rút tiền vừa là người chỉ đạo, quyết định ở Ngân hàng. 

Theo báo Lao Động đăng tải, sau khi mua lại cổ phần Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh đã tiếp quản và thực hiện Đề án tái cơ cấu ngân hàng này. Tuy nhiên, trên thực tế, không những không cơ cấu lại ngân hàng, Phạm Công Danh còn dùng chính ngân hàng Đại Tín (tiền thân của ngân hàng TMCP Xây Dựng VN – VNCB) là công cụ để “cơ cấu” lại tài chính của mình, để bòn rút “tiền gửi”, như cách gọi của Thanh tra ngân hàng Nhà nước.

Phạm Công Danh tại phiên tòa (Ảnh: Lao Động)

Theo Kết luận điều tra, Phạm Công Danh đã có các hành vi: Lập Hợp đồng rút từ VNCB 63 tỉ đồng chi tiêu cá nhân, chăm sóc khách hàng; Lập Hợp đồng thuê mặt bằng rút từ VNCB 600 tỉ đồng để trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh, chăm sóc khách hàng; Rút từ VNCB 5.490 tỉ đồng không chứng từ, không có hồ sơ vay để chi tiêu và trả nợ; Rút từ VNCB 900 tỉ đồng đưới hình thức ủy thác cho quỹ Lộc Việt để chi cho các mục đích của Tập Đoàn Thiên Thanh; Rút từ VNCB 5.000 tỉ đồng thông qua hồ sơ vay không đủ điều kiện, nâng khống giá trị tài sản để trả nợ cho Tập đoàn Thiên Thanh, chi tiêu cá nhân, chăm sóc khách hàng; Dùng tiền của VNCB gửi sang BIDV, TPbank, Sacombank, sau đó rút tiền bằng hợp đồng vay 6.600 tỉ đồng để trả nợ, tăng vốn điều lệ VNCB.

Tổng số tiền Phạm Công Danh rút ra là 18,6 ngàn tỉ đồng, trong đó thiệt hại là 15,2 ngàn tỉ đồng. Hầu hết số tiền này được Phạm Công Danh sử dụng trả nợ cho chính mình và chi tiêu cá nhân không xác định được địa chỉ cụ thể. Như vậy, thực tế là VNCB đã “cơ cấu” Phạm Công Danh, chứ không phải Phạm Công Danh cơ cấu VNCB.

Phạm Công Danh là Chủ tịch VNCB, với chức năng, thẩm quyền của mình, Danh đã vi phạm quy định trong hoạt động cho vay, cố ý làm trái khi ký hợp đồng ... gây thiệt hại cho VNCB.

Với tư cách cá nhân, với tư cách chủ của Tập Đoàn Thiên Thanh, Phạm Công Danh dùng các thủ đoạn gian dối để rút tiền của ngân hàng chi tiêu cá nhân, không hoàn trả. Phạm Công Danh có dấu hiệu lừa đảo tài sản chiếm đoạt tiền của ngân hàng.

Trong rất nhiều các vụ án trong ngành ngân hàng gần đây, thường có hai nhóm hành vi, khách hàng gian dối để vay vốn, chiếm đoạt tiền vay thì bị xử lý về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cán bộ ngân hàng có sai phạm thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về cho vay, cố ý làm trái gây thiệt hại cho ngân hàng.

Phạm Công Danh đóng 2 vai, vừa là “khách hàng” rút tiền, chiếm đoạt, vừa là người chỉ đạo, quyết định ở ngân hàng. Vai trò Chủ tịch HĐQT VNCB, hành vi cố ý làm trái, vi phạm quy định cho vay của Phạm Công Danh chỉ là những thứ phục vụ cho mục tiêu rút tiền ngân hàng. Nhưng Phạm Công Danh không bị xử lý về hành chiếm đoạt tài sản, chỉ bị xử về hành vi cố ý làm trái, vi phạm quy định về cho vay gây thiệt hại cho ngân hàng.

Theo VOV, tại phiên xét xử ngày 12/8, luật sư Phan Trung Hoài – người bảo vệ quyền lợi cho bị cáo Phạm Công Danh, đề nghị hội đồng xét xử triệu tập ông Trần Quý Thanh (Tập đoàn Tân Hiệp Phát), để hỏi về việc số tiền từ tài khoản của bà Trần Ngọc Bích, Giám đốc Tân Hiệp Phát chuyển tới tài khoản của bị cáo Phạm Công Danh, ngay sau đó được chuyển tới tài khoản của ông Trần Quý Thanh là tiền gì. Ông Trần Quý Thanh vì lý do sức khoẻ nên không có mặt tại toà.

Người đại diện cho ông Thanh nói, đó là tiền bà Phạm Thị Trang (Trang phố núi) trả nợ cho bà Bích theo thoả thuận. Bà Trần Ngọc Bích có chỉ định tài khoản của ông Trần Quý Thanh là tài khoản nhận tiền trả nợ.

Luật sư Trịnh Minh Tân xét hỏi bị cáo Mai Hữu Khương, nguyên Giám đốc Ngân hàng Xây dựng chi nhánh Sài Gòn khai nhận, tháng 4/2014, lãi suất huy động vượt trần của Ngân hàng Xây dựng là 4\%. Đại diện Viện Kiểm sát đề nghị bị cáo cung cấp tài liệu để chuyển cơ quan chức năng xem xét dấu hiệu tội “Cho vay nặng lãi”.

Về câu hỏi của luật sư Vũ Kiều Liên: Năm 2012, 2013, 2014 Ngân hàng Xây dựng có bị xử phạt hành chính về chi lãi suất vượt trần không? Vị đại diện Ngân hàng Xây dựng trả lời chưa rõ, sẽ trả lời sau.

Đại diện Ngân hàng Xây dựng cũng trình bày thêm một số nội dung để hội đồng xét xử xem xét, đó là: Ba hợp đồng tiền gửi của nhóm bà Trần Ngọc Bích, hệ thống ngân hàng không lưu trữ. Sổ lưu trữ chứng từ có hai cá nhân của nhóm bà Trần Ngọc Bích, trong đó ghi rõ từng uỷ nhiệm chi một. Các uỷ nhiệm chi trước đây nhóm Trần Ngọc Bích chuyển tiền cho Phạm Công Danh, có sao y bản chính tại tỉnh Bình Dương chứ không phải chứng từ gốc.

Toà sẽ chuyển sang phần luận tội vào sáng thứ ba ngày 16/8.

NINH LAN  (Tổng hợp)
Nguồn nguoiduatin

Tin nổi bật