Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại án tham nhũng của Chủ tịch Hạ viện Indonesia

(DS&PL) -

Setya Novanto, Chủ tịch Hạ viện Indonesia bị cáo buộc là nghi phạm trong đại án tham nhũng rút ruột ngân sách hơn 172 triệu USD (gần 4.000 tỉ đồng).

Setya Novanto, Chủ tịch Hạ viện  Indonesia bị cáo buộc là nghi phạm trong đại án tham nhũng rút ruột ngân sách hơn 172 triệu USD (gần 4.000 tỉ đồng).

TTXVN đưa tin, trước đó, ngày 17/7, Chủ nhiệm Ủy ban chống Tham nhũng quốc gia Indonesia (KPK) Agus Rahardjo tuyên bố Chủ tịch Hạ viện nước này, ông Setya Novanto, là nghi phạm mới trong vụ tham nhũng liên quan tới thẻ căn cước điện tử (e-ID).

Ông Novanto đóng vai trò then chốt trong việc lên kế hoạch cho một dự án tạo điều kiện cho hành vi tham nhũng. Vụ việc đã gây thất thoát 2.300 tỷ rupiah (khoảng 172,8 triệu USD) của nhà nước.
Cáo buộc được đưa ra trong bối cảnh Indonesia đang nỗ lực chống nạn tham nhũng tràn lan, vốn là một trong những trở ngại trong việc thu hút đầu tư nước ngoài và thúc đẩy phát triển của đảo quốc này.

Ông Setya Novanto (giữa). (Ảnh: thejakartapost.com)

Báo Thanh tra thông tin thêm, đây không phải là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội Indonesia dính líu tới bê bối tham nhũng. Trước đây, ông Setya Novanto đã từng bị cáo buộc lạm dụng quyền lực để can thiệp vào dự án khai thác 1 trong những mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất và 1 mỏ đồng lộ thiên ở tỉnh Papua (miền Đông Indonesia).

Sau khi bị kịch liệt chỉ trích, ông Setya Novanto đã phải từ chức Chủ tịch Quốc hội nhưng vẫn giữ vai trò đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, chỉ 1 thời gian ngắn sau khi từ chức, năm 2016, sau khi được miễn tố, ông Setya Novanto lại được phục chức Chủ tịch Quốc hội Indonesia.

Cũng theo báo Pháp Luật Việt Nam, ngoài ông Setya Novanto còn có khoảng 40 chính trị gia cao cấp khác, trong đó đáng quan tâm nhất là Bộ trưởng Tư pháp Yasonna Laoly và cựu Bộ trưởng Nội vụ.

Phó phát ngôn của đảng Công bằng Thịnh vượng Fahri Hamzah cho rằng, cần làm sáng tỏ “hình ảnh của cơ quan lập pháp" trong vụ bê bối tham nhũng e-ID. Trong khi đó, Phó Chủ tịch Hạ viện Agus Hermanto (thuộc đảng Dân chủ) từng tuyên bố, phải mở một cuộc điều tra nếu đa số các nhà lập pháp ủng hộ.

Và lời kêu gọi này được đưa ra trong khi có một số thành viên đảng Dân chủ bị coi có dính líu tới bê bối kể trên, trong đó có cựu Chủ tịch Anas Urbaningrum và Muhammad Nazaruddin. Theo tờ Jakarta Post, tòa từng khai đình xét xử 2 quan chức thuộc Bộ Nội vụ liên quan tới vụ tham nhũng e-ID và họ bị cáo buộc tham nhũng 4,4 triệu USD.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật