Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đại án OceanBank: 500 tỷ đồng bị phong tỏa "cứu" NH Đại Tín

(DS&PL) -

Đây là khoản vay được OceanBank phê duyệt cho Phạm Công Danh vay thông qua Công ty Trung Dung với mục đích hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng Đại Tín.

Đây là khoản vay được OceanBank phê duyệt cho Phạm Công Danh vay thông qua Công ty Trung Dung với mục đích hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng Đại Tín. Tại tòa, Hà Văn Thắm đã nhiều lần khẳng định điều này.

“Khi biết NH Đại Tín gặp khó khăn, tôi có nói với anh Danh là sẽ hỗ trợ trong phạm vi pháp luật cho phép. Ở đây là hỗ trợ thanh khoản cho Đại Tín trong trường hợp anh Danh mua lại NH Đại Tín”.

Quá trình xét duyệt hồ sơ vay, phía OceanBank phát hiện có vướng mắc về tài sản đảm bảo của Công ty Trung Dung nên Hội đồng Tín dụng của OceanBank đã yêu cầu phải có thỏa thuận giữa 3 bên gồm: OceanBank – Đại Tín – Công ty Trung Dung về việc phong tỏa tài khoản của Công ty Trung Dung tại NH Đại Tín.

“Thỏa thuận phong tỏa là điều kiện bắt buộc để OceanBank giải ngân khoản vay này. Về nghiệp vụ ngân hàng, khi các ngân hàng thỏa thuận với nhau về việc phong tỏa một tài khoản nào đó, ngân hàng có tài khoản của khách hàng bắt buộc phải thực hiện nghiêm túc việc phong tỏa này,” Hà Văn Thắm trả lời HĐXX và Luật sư.

Nguyên Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm.

Theo lời khai của Hà Văn thắm, nếu thực hiện đúng nguyên tắc của việc phong tỏa, số tiền 500 tỷ đồng này sẽ không được phép ra khỏi tài khoản của Công ty Trung Dung tại Ngân hàng Đại Tín khi chưa có yêu cầu của OceanBank. Khi phong tỏa tài sản rồi, mục đích hỗ trợ thanh khoản cho NH Đại Tín vẫn được thực hiện vì số tiền đó sẽ được cộng với số tiền gửi và  tiền huy động để tạo thành tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN.

“Cho nên, có thể coi khoản tiền đó là để hỗ trợ thanh khoản cho ngân hàng Đại Tín cho dù nó đã được phong tỏa. Nói cách khác, số tiền đó vẫn sẽ được hòa chung cùng với dòng tiền của ngân hàng, nó có thể được dùng để thanh toán cho các mục đích khác của ngân hàng, nhưng về nghĩa vụ, bất kỳ khi nào phía OceanBank yêu cầu thì NH Đại Tín phải có trách nhiệm chuyển trả lại,” cựu Chủ tịch OceanBank giải thích.

Theo đại diện của NH Xây Dựng (tiền thân là NH Đại Tín), ngày 23/11/2012 có một khoản tiền 500 tỷ đồng của Công ty Trung Dung tại Vietcombank CN Phú Thọ thành phố Hồ Chí Minh chuyển vào tài khoản của Công ty Trung Dung tại NH Đại Tín. Ngày 12/12/2012, Công ty Trung Dung đã thực hiện 4 ủy nhiệm chi cho 4 cá nhân với tổng số tiền 500 tỷ đồng. Ngay sau đó, 4 cá nhân này đã thực hiện mở sổ tiết kiệm tương ứng số tiền được rút ra, ngày 24/12/2012 các cá nhân này đã rút ra và nộp vào tài khoản của ông Phạm Công Danh.

Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây Dựng Phạm Công Danh.

Theo lời khai của cựu Chủ tịch Hà Văn Thắm và cựu Phó TGĐ OceanBank Nguyễn Văn Hoàn, đã có biên bản thỏa thuận giữa 3 bên về việc phong tỏa số tiền trên, mỗi bên giữ một bản. Do vậy, việc NH Đại Tín để khoản tiền 500 tỷ đồng này dễ dàng đi ra khỏi ngân hàng như vậy là “có vấn đề”.

Tuy nhiên, đại diện của NH Xây Dựng lại cho biết phía NH Xây Dựng chưa bao giờ nhìn thấy biên bản thỏa thuận gốc và chỉ có một bản photo. Điều này đã khiến Luật sư Đào Hữu Đăng phải đặt câu hỏi về công tác lưu trữ của NH Xây Dựng.

Trả lời câu hỏi của Luật sư Đào Hữu Đăng, Luật sư bào chữa cho bị cáo Hà Văn Thắm, cựu Chủ tịch OceanBank Hà Văn Thắm đã có những giải thích cụ thể về khoản cho vay 500 tỷ đồng được phong tỏa tại NH Đại Tín.

Tin nổi bật