Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cựu Viện phó VKSND sàm sỡ bé gái trong thang máy: Có phải hệ lụy của "phạt 200 nghìn vụ cưỡng hôn trong thang máy"?

(DS&PL) -

Liên quan vụ ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó VKSND TP. Đà Nẵng xuất hiện trong clip sàm sỡ bé gái ở quận TP.HCM", các chuyên gia đã có phản ứng, lên án mạnh mẽ.

Liên quan đến vụ việc ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó VKSND TP. Đà Nẵng xuất hiện trong clip "sàm sỡ bé gái ở quận 4, TP.HCM", các chuyên gia văn hoá, xã hội học đã có phản ứng, lên án mạnh mẽ về hành động này.

Hành động phi đạo đức

Những ngày qua, dư luận bất bình trước một đoạn clip có thời lượng khoảng 1 phút ghi lại cảnh một người đàn ông có hành động sàm sỡ bé gái trong thang máy ở TP.HCM.

Ngay sau đó, danh tính của người đàn ông này cũng được các cơ quan chức năng xác định là ông Nguyễn Hữu Linh, cựu Viện phó VKSND TP. Đà Nẵng, ông này cho biết, thời điểm đi trong thang máy ông không sử dụng bia rượu. Và cũng chia sẻ thêm mình chỉ “cưng nựng bé gái”.

Tuy nhiên, trước câu trả lời này, dư luận vẫn tỏ ra vô cùng bức xúc, thậm chí không thể chấp nhận lời biện hộ “chỉ là cưng nựng” của vị cựu Viện phó VKSND TP. Đà Nẵng.

Vụ việc bé gái bị sàm sỡ trong thang máy ở TP.HCM gây bức xúc trong dư luận.

Để có cái nhìn khách quan, đa chiều PV báo điện tử Người Đưa Tin đã lắng nghe phân tích từ GS.VS Lương Ngọc Huỳnh (chuyên gia văn hoá) và thầy Trần Xuân Hồng, cán bộ khoa Xã hội học trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn.

Phân tích về khía cạnh đạo đức, GS.VS Lương Ngọc Huỳnh bày tỏ: “Không chỉ tôi mà những người trong công tác quản lý, lãnh đạo cũng rất bức xúc về việc cán bộ có những hành vi sàm sỡ trẻ em trong thang máy, mà người này lại là nguyên Viện phó VKSND TP.Đà Nẵng. Xét về góc độ đạo đức, ở Việt Nam chuyện dâm ô với trẻ vị thành niên đã được đưa vào luật, nhưng cách xử lý luật còn quá mơ hồ và chưa cụ thể. Chính vì vậy, tạo một tiền lệ xấu.

Điển hình như vụ xử vụ cưỡng hôn trong thang máy ở Hà Nội mà chỉ bị phạt 200.000 đồng. Đây là tiền lệ cực xấu, không đủ tính răn đe. Nó có thể gây ra những hệ lụy.

Còn quay trở lại vụ việc sàm sỡ bé gái trong thang máy ở TP.HCM, người đàn ông này từng là lãnh đạo thực thi pháp luật, lại là một người làm Viện phó VKSND TP. Đà Nẵng đã từng xử lý các vụ án, nên không thể nói là không hiểu luật”.

Cũng nhận xét về câu trả lời của vị cựu viện phó này về hành động của mình chỉ là “cưng nựng”, GS.VS Lương Ngọc Huỳnh phản biện: “Hành động “nựng” thế nào gọi là nựng, nếu như người này chỉ cúi xuống hôn vào trán bé gái một lần sau đó hỏi thăm bé thì đây là chuyện bình thường. Nhưng, rõ ràng ai cũng có hai con mắt nhìn vào clip được đăng tải trên mạng, trên báo chí thì tôi cho rằng hành động này không còn là nựng nữa mà thành một hành động thô bỉ, không chấp nhận được. Rõ ràng, đây là một hành vi dâm ô được tất cả người dân nhìn thấy và công nhận, không có lý gì pháp luật không có cơ sở để xử phạt hành vi này”.

“Rõ ràng, xét về khía cạnh đạo đức là hành động phi đạo đức, mất nhân tính, là tiền lệ xấu với thanh thiếu niên trên toàn quốc, trở thành một câu cửa miệng “cứ chuẩn bị 200.000 đồng ra đường gặp ai xinh cứ thế mà ôm hôn”, nó trở thành một trò hề về luật pháp. Theo tôi, tất cả những sự việc đang xảy ra với góc độ văn hoá là phi văn hoá, góc độ đạo đức là phi nhân tính và dưới góc độ luật pháp là vô luật pháp. Cho nên, cả 3 yếu tố này đều không thể chấp nhận bất cứ yếu tố nào. Tôi mong muốn Quốc hội, nhà nước và các cơ quan làm luật cần phải sớm đưa vào khung hình phạt hợp lý, đủ sức răn đe và mong muốn xã hội lên án mạnh mẽ những vụ việc tương tự”.

GS.VS Lương Ngọc Huỳnh cho rằng nếu xử lý không nghiêm sẽ có nhiều hệ lụy.

Lý giải về ý kiến “luật pháp không mạnh, không nghiêm thì "luật rừng" có thể sẽ phát tác", GS.VS Lương Ngọc Huỳnh cho biết: “Khi luật pháp không xử ngiêm sẽ gây ức chế đối với người dân, nhiều người cảm thấy không thể chấp nhận được và bột phát sẽ sử dụng bạo lực như vậy sẽ vô cùng nguy hiểm. Tôi chỉ lấy ví dụ vụ bé gái bị sàm sỡ trong thang máy này, khi theo dõi trên mạng tôi thấy nhiều người bình luận nếu là con em họ thì họ sẽ tìm gã đồi bại này để đánh, "xử"... điều đó rất nguy hiểm. Vì thế, tôi cực lực phản đối hành động này”.

"Căn bệnh" của người "có quyền"?

Cũng trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, thầy Trần Xuân Hồng, cán bộ khoa Xã hội học trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn nhấn mạnh: “Tôi cho rằng hành động của vị cựu lãnh đạo này không khó hiểu, vì sao ư? Vì đã có lúc người có quyền lực không được các thiết chế xã hội quản lý chặt chẽ. Mặt khác, xã hội chưa có một cơ chế hữu hiệu để nhân dân giám giám sát quá trình thực hiện quyền lực của họ. Như vậy có thể nói, coi thường pháp luật, lạm dụng quyền lực, vi phạm đạo đức xã hội là một căn bệnh do các thiết chế xã hội không đảm bảo được chức năng quản lý xã hội của nó.

Một hành vi dù bột phát nhất thời, cũng phải xuất phát từ một nhận thức nhất định của chủ thể. Khi quen nghĩ rằng, bất cứ hành vi nào của mình không thể bị ai trừng phạt thì chủ thể sẵn sàng làm bất cứ chuyện gì họ muốn kể cả những hành vi vô đạo đức (như mới có vụ án lạm dụng nghiêm trọng do người trong ngành bảo vệ pháp luật mới xảy ra ở Thái Bình). Hành vi sàm sỡ của vị cựu quan chức kia bị phát giác là do vị này quên mất một điều rằng, hiện nay dù cơ chế quản lý xã hội chưa được cải tiến nhưng phương tiện kỹ thuật, công nghệ hỗ trợ cho quản lý đã tiến bộ rất nhiều, ngoài camera giám sát còn có mạng xã hội tạo lên dư luận xã hội mạnh mẽ, nhanh chóng. Âu cũng là bài học cho tất cả những ai quen sống chuyên quyền, buông thả”.

Từ những phân tích trên, thầy Trần Xuân Hồng cho rằng: “Một khi xã hội chưa thực hiện được cơ chế “An ninh toàn dân (tức là an ninh xã hội không chỉ dựa hoàn toàn vào các cơ quan bảo vệ pháp luật mà phải dựa vào sự giám sát của toàn dân), thì những hành động sai trái của công dân nói chung và của viên chức Nhà nước còn chưa được kiềm chế hữu hiệu.

Tiếp nữa là việc giáo dục đạo đức làm người rất quan trọng. Giáo dục đạo đức làm người phải từ khi con người còn thơ trẻ, từ vô thức đến có ý thức, và thực hiện giáo dục tu dưỡng suốt đời. Không phải cứ làm cán bộ nhà nước rồi thì thành người có phẩm chất đạo đức tốt bởi những cám dỗ của cuộc sống luôn tác động đến mọi người nhất là những người có chức, có quyền.

Các thiết chế xã hội tốt chỉ giữ cho người ta không có điều kiện làm những việc xấu. Còn khi gặp những điều kiện thuận lợi để có thể làm những việc xấu (thiết chế hở), mà người đó không làm những điều xấu thì chỉ có lương tâm và đạo đức tự thân mỗi người kiểm soát được hành vi của họ mà thôi.

Vì thế, tự mỗi người cần phải tự tu dưỡng đạo đức cho bản thân nếu không muốn bị xã hội lên án và trừng phạt vì hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức xã hội”.

Thanh Lam - Hà My

Theo Người Đưa Tin

Tin nổi bật