Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cựu Tổng GĐ VN Pharma: Bị cáo chưa bao giờ khai 7,5 tỷ chi hoa hồng cho bác sĩ

(DS&PL) -

Sáng 23/10, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục đưa vụ án “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu" xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma ra xét xử.

Sáng 23/10, TAND cấp cao tại TP.HCM tiếp tục đưa vụ án “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và buôn lậu" xảy ra tại Công ty Cổ phần VN Pharma ra xét xử.

11h20:  Phần cuối của phiên xử sáng 23/10, Chủ toạ tiếp tục xét hỏi bị cáo Nhật, Quốc, Loan và những người có trách nhiệm liên quan.

HĐXX sẽ trở lại làm việc vào chiều 23/10.

11h05: Phần xét hỏi của Thẩm phán Phạm Thị Duyên tiếp tục diễn ra căng thẳng. Thẩm phán mời các bị cáo đứng dậy nhắc nhở:

“Bị cáo Loan có vấn đề gì không mà cứ che mặt suốt, đề nghị chị chấp hành nội quy. Tất cả các bị cáo đồng loạt cho rằng mình làm theo sự chỉ đạo của lãnh đạo. trong tất cả bị cáo trừ Hùng và Cường, tôi hỏi 1 câu chung, chưa nói có tội hay không có tôi. Thấy việc làm của mình trong vụ án này là đúng thì giơ tay?”.

Các bị cáo tại tòa sáng 23/10 - Ảnh: Tri thức trực tuyến

Với câu hỏi này, các bị cáo im lặng, không ai giơ tay.

Thẩm phán Phạm Thị Duyên nói tiếp: “Biết là sai nhưng không biết hành vì sai này dẫn đến hậu quả gì. Mặc kệ bên trên làm sai hay đúng. Nếu các ông ấy làm sai thì như thế nào?

Các bị cáo ai cũng có trình độ, học hành, cũng biết việc mình làm là sai nhưng không cần biết hậu quả dẫn đến đâu. Cứ mặc kệ. Tất nhiên cơ quan pháp luật sẽ làm rõ hành vi, phân hóa từng người để định mức hình phạt chứ không phải đến đây và đồng loạt kêu oan.

Các bị cáo tiếp sức cho người ta để làm hành vi sai. Đồng loạt các bị cáo được tại ngoại vì đồng loạt khai báo. Đây là sự cảnh tỉnh cho các sinh viên mới ra trường, mơ hồ hành vi mình làm, chỉ vì cuộc sống mưu sinh. Tuy nhiên, các bị cáo không phải là sinh viên mới ra trường.

10h45: Bị cáo Cường một mực cho rằng bản án sơ thẩm quy kết buộc tội mình là thiếu căn cứ. Bản thân bị cáo chỉ là người kinh doanh chỉ làm mọi việc nhằm phục vụ lợi ích khách hàng, bị cáo không buôn lậu hay làm giả tài liệu.

Sau đó, HĐXX công bố những hành vi liên quan tới bị cáo Cường bao gồm tội buôn lậu làm giả giấy tờ tài liệu cơ quan tổ chức nhà nước, môi giới thuốc giả kém chất lượng, bàn bạc với bị cáo Hùng nâng khống giá trị thuốc, chỉ đạo nhân viên làm giả chứng tờ thanh toán tiền thuốc.

Bị cáo Cường cho rằng mình chỉ là người ủy quyền của ông Raymundo, đã được Cục Quản lý dược công nhận nên không biết việc làm giả giấy tờ vì công ty Helix có địa chỉ, nhà máy cụ thể tại Canada. Ông Raymundo đã sang Việt Nam nhiều lần nên bị cáo mới tin tưởng tuyệt đối.

Về việc nâng khống giá thuốc thì bị cáo Cường cho rằng mình biết và bàn bạc với bị cáo Hùng nhưng do người môi giới nhằm chiều lòng khách hàng nên bị cáo đồng ý chứ không có hưởng lợi. Về hành vi chỉ đạo nhân viên làm giả chứng từ bị cáo Cường thừa nhận, tuy nhiên bị cáo khẳng định bản thân bị cáo không làm sai.

10h00: Liên quan đến quy trình nhập khẩu thuốc, Hùng nói đầu tiên là đàm phán với nhà cung cấp, nhà cung cấp đưa ra các giấy tờ chứng minh. Trong đó, quan trọng là FSC và giấy uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Sau đó, công ty lập đơn hàng cộng với tài liệu bên nhà cung cấp và tiêu chuẩn bên công ty bị cáo làm ra để yêu cầu nhà máy, tất cả tiêu chuẩn này dựa vào FSC. Hồ sơ này được nộp lên Cục quản lý Dược cấp phép.

Theo bị cáo, nếu hàng còn độc quyền thì đòi hỏi nhà cung cấp cung cấp tiêu chuẩn. Nhưng cũng có một số cái cần điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam như nhiệt độ bảo quản. Một số lô thuốc khác là hàng phiên bản, được tự do sản xuất.

Hồ sơ tiêu chuẩn lô thuốc phải viết trước đề nộp lên Cục quản lý Dược. Tờ sử dụng thuốc do công ty dịch lại. Tuy nhiên, theo Hùng, công ty nhập khẩu có thể viết tiêu chuẩn thuốc kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng. Mẫu mã lô hàng nếu ở Việt Nam thì VN Pharma được quyền thiết kế lại ngôn ngữ, mẫu mã, nhận dạng thương hiệu.

Chủ tọa phiên tòa thẩm vấn các bị cáo - Ảnh: Vietnamnet

Bị cáo Hùng cho rằng trước đó bị cáo không biết công ty này, tuy nhiên khi bị cáo Cường “chào hàng” giới thiệu về mẫu mã các lọa thuốc thủ tục nhạp khẩu vì quá tin tưởng vào bị cáo Cường nên công ty VN Pharma mới nhập khẩu vào Việt Nam.

Trình bày tại phiên tòa bị cáo Hùng cho biết ngoài lô thuốc trên thì còn 7 loại thuốc của Helix Canada đã làm giấy phép nhưng chưa nhập về Việt Nam.

9h45: HĐXX: Số tiền 7,5 tỷ là tiền nâng khống giá thuốc để chi hoa hồng cho bác sĩ?

Bị cáo Nguyễn Minh Hùng: Xưa tới giờ bị cáo chưa bao giờ khai số tiền đó chi hoa hồng.

HĐXX: Nguồn gốc từ đâu ra 7,5 tỷ đồng?

Bị cáo Nguyễn Minh Hùng: Từ việc nâng giá thuốc. Bị cáo trả lời một cách trung thực nhất. Chi cho hoạt động bán hàng về làm marketing, tiếp khách, ăn trưa…

Liên quan đến số tiền này, HĐXX xét hỏi bị cáo Ngô Anh Quốc.

HĐXX: Tại bản án sơ thẩm bị cáo khai 7,5 tỷ đồng để chi hoa hồng cho bác sĩ?

Bị cáo Ngô Anh Quốc: 7,5 tỷ đồng chi là chính xác nhưng đó là khoản chi trực tiếp cho nhân viên bán hàng công ty, đây là những khoản còn tồn đọng.

Bị cáo Nguyễn Minh Hùng: Việc nâng giá thuốc nhằm tăng thu nhập cho công ty. Số tiền này được gửi vào ngân hàng, nếu công ty thiếu tiền có thể dùng để thế chấp. Sau khi bị cáo bị tạm giam thì ngân hàng đã thu số tiền này để bù vào khoản tiền vay.

9h30:Sau Võ Mạnh Cường, HĐXX chuyển sang xét hỏi Nguyễn Minh Hùng, nguyên Tổng giám đốc VN Pharma. Bị cáo Hùng cho biết 7 loại thuốc của Helix Canada đã làm giấy phép nhưng chưa nhập về Việt Nam.

Liên quan đến quy trình nhập khẩu thuốc, Hùng nói đầu tiên là đàm phán với nhà cung cấp, nhà cung cấp đưa ra các giấy tờ chứng minh. Trong đó, quan trọng là FSC và giấy uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Sau đó, công ty lập đơn hàng cộng với tài liệu bên nhà cung cấp cung cấp và tiêu chuẩn bên công ty bị cáo làm ra để yêu cầu nhà máy, tất cả tiêu chuẩn này dựa vào FSC. Hồ sơ này được nộp lên Cục quản lý Dược cấp phép.

Theo bị cáo, nếu hàng còn độc quyền thì đòi hỏi nhà cung cấp cung cấp tiêu chuẩn. Nhưng cũng có một số cái cần điều chỉnh để phù hợp với Việt Nam như nhiệt độ bảo quản. Một số lô thuốc khác là hàng phiên bản, được tự do sản xuất.

Hồ sơ tiêu chuẩn lô thuốc phải viết trước đề nộp lên Cục quản lý Dược. Tờ sử dụng thuốc do công ty dịch lại. Tuy nhiên, theo Hùng, công ty nhập khẩu có thể viết tiêu chuẩn thuốc kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng. Mẫu mã lô hàng nếu ở Việt Nam thì VN Pharma được quyền thiết kế lại ngôn ngữ, mẫu mã, nhận dạng thương hiệu.

9h05: HĐXX tiếp tục quay lại xét hỏi đối với bị cáo Võ Mạnh Cường.

HĐXX: Những tình tiết mới là giấy phép số 28, cho phép Công ty Hilex hoạt động tại Việt Nam, bị cáo có từ đâu?

Bị cáo Cường: Do bộ Y tế cấp, ông Raymundo gửi các giấy tờ về để bị cáo nộp lên Bộ Y tế xin cấp phép.

HĐXX: Việc ủy quyền được thực hiện vào thời điểm nào?

Bị cáo Cường: Bị cáo không nhớ

HĐXX: Công bố bị cáo khai rằng bị cáo được ủy quyền từ năm 2013 nhưng thời hạn ủy quyền lại được ghi năm 2012, tại sao lại có việc lùi thời hạn này?

Bị cáo Cường: Quá trình làm việc với Raymondo với tư cách là đại diện, Raymondo cho phép bị cáo đại diện cho Công ty Helix. Lúc xin giấy phép bên Bộ Y tế yêu cầu những giấy phép theo yêu cầu của Bộ Y tế cho Raymondo, quá trình chuyển giấy về mất rất nhiều thời gian. Việc ủy quyền và Bộ cấp phép bị cáo cho rằng không có vấn đề gì.

HĐXX: Công ty Helix Canada là có thật?

Bị cáo Cường: Vâng, bị cáo cảm nhận

9h00: HĐXX và các bị cáo đã có mặt trong phòng xử án. Nhiều phóng viên của nhiều cơ quan báo chí có mặt tại tòa từ sáng sớm.

9h05: HĐXX bắt đầu làm việc. Chủ toạ tuyên bố, sau thời gian nghị án, HĐXX xét thấy có nhiều chứng cứ cần phải điều tra làm rõ, do đó, HĐXX quyết định quay lại phần xét hỏi để làm rõ một số vấn đề.

Cựu chủ tịch VN Pharma Nguyễn Minh Hùng - Ảnh: Vnexpress

Sau 2 ngày xét xử phúc thẩm (19 và 20/10), nhiều tình tiết mới của vụ án cũng như góc khuất dần hé lộ.

Tại phiên phúc thẩm, Võ Mạnh Cường đã nêu một nhân vật quyền lực của công ty Helix Canada và yêu cầu tìm bằng được ông này để tham gia vụ án. Cường khai tại thời điểm bị cáo làm đại diện cho công ty Helix Pharma, ông Raymundo nhiều lần sang Việt Nam, cùng với bị cáo gặp gỡ đối tác và giải quyết công việc. Ông Raymundo thường xuyên trao đổi với bị cáo Cường về lịch trình qua email.

Khi ông này ở Việt Nam, Cường đã trực tiếp đưa đón và sắp xếp chỗ lưu trú. Ông Raymundo thường lưu trú tại Khách sạn Viễn Đông (đường Phạm Ngũ Lão, quận 1) và tại một số Khách sạn ở Phú Mỹ Hưng (quận 7).

Kết luận giám định của Bộ Y tế nêu rõ: lô thuốc H.-Capita 500 mg Caplet không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, không được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người.

Các giấy tờ mà ông Raymundo gởi từ Philippines về cho Cường như giấy chứng nhận FSC của thuốc H.-Capita 500 mg Caplet và giấy chứng nhận GMP do Bộ Y tế Canada cấp cho công ty Helix Canada được đóng dấu hợp pháp hóa lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Canada và ký tên tham tán đều là giả.

Tuy nhiên, một điều khó hiểu là các giấy tờ trên là giả, Helix là công ty ma nhưng Cục Quản lý dược vẫn cấp phép nhập khẩu các lô thuốc của công ty này để VN Pharma nhập về Việt Nam.

Tuy nhiên, Bộ Y tế và Bộ Công Thương không cử người có thẩm quyền tham dự phiên toà nên những câu hỏi dành cho Cục quản lý Dược và quá trình nhập khẩu thuốc vẫn chưa có lời giải. Đặc biệt, là vai trò của Cục quản lý Dược ở khâu cấp phép, thẩm định lô thuốc H-Capita.

Tại phiên xét hỏi, cả Viện KSND cấp cao và luật sư đều thống nhất đề nghị huỷ bản án sơ thẩm, điều tra lại vụ án để làm rõ sai phạm. Nhiều ý kiến dự đoán, HĐXX phiên phúc thẩm cũng sẽ tuyên án theo hướng này.

Cự Giải (T/h)

Tin nổi bật