Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cứu sống người đàn ông bị đâm thấu tim

(DS&PL) -

Bệnh nhân nam (24 tuổi) bị bạn nhậu dùng dao nhọn đâm vào ngực, được đưa vào Khoa cấp cứu Bệnh viện E trong tình trạng sốc nặng đe doạ tính mạng.

Bệnh nhân may mắn đó là nam (24 tuổi) bị bạn nhậu dùng dao nhọn đâm vào ngực, được đưa vào Khoa cấp cứu Bệnh viện E trong tình trạng sốc nặng đe doạ tính mạng với vết thương dao đâm ở cạnh ức bên phải.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nguy kịch: ý thức lơ mơ, da tái lạnh, niêm mạc trắng nhợt, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp tụt. Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân các bác sĩ đã tiến hành xử trí cấp cứu ngay: kiểm soát đường thở, duy trì huyết áp ổn định, đồng thời bác sĩ trực cấp cứu báo động đến hệ thống các kíp phẫu thuật của Trung tâm tim mạch, Khoa Gây mê hồi sức, Khoa Hồi tích cực của Bệnh viện.

Kết quả siêu âm phát hiện có tràn dịch màng ngoài tim lượng trung bình. Các bác sĩ thống nhất chẩn đoán: sốc mất máu do vết thương thấu tim. Một kíp mổ cấp cứu gồm các bác sĩ Trung tâm tim mạch, các bác sĩ Gây mê hồi sức tiến hành phẫu thuật cấp cứu ngay lập tức cho bệnh nhân. Trong quá trình tiến hành ca mổ, các bác sĩ đã phát hiện bệnh nhân bị một vết thương tim kích thước 1cm ngay mặt trước của thất phải đang phun máu qua vết thương kèm theo tổn thương màng phổi màng tim với rất nhiều máu cục và khoảng gần 1 lít máu trong khoang màng phổi.

Sau hơn 2 giờ được kíp các bác sĩ cấp cứu của Bệnh viện E phẫu thuật khẩn cấp, tình trạng sốc mất máu của bệnh nhân đã ổn định lại và tiếp tục được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực điều trị. Tại đây, bệnh nhân được thở máy hỗ trợ, hồi sức truyền máu và các biện pháp hồi sức tích cực. Một ngày sau, bệnh nhân đã ngưng thở máy, tỉnh táo và tiếp xúc tốt, tự thở oxy kính, dự kiến có thể được xuất viện trong vài ngày tới.

BSNT Phạm Thành Đạt – BS trực tiếp phẫu thuật cho biết: Các trường hợp cấp cứu vết thương lồng ngực đặc biệt vết thương tim phức tạp đòi hỏi các bác sỹ phải xử trí thật nhanh và chính xác mới có thể cứu sống bệnh nhân. Đã có nhiều trường hợp bệnh nhân vào cấp cứu mà không kịp làm các xét nghiệm đã phải đưa thẳng bệnh nhân vào phòng mổ mới kịp cứu sống bệnh nhân.

GS.TS Lê Ngọc Thành – Giám đốc Bệnh viện E khẳng định, đây không phải là trường hợp đầu tiên các bác sĩ của Bệnh viện E cấp cứu và phẫu thuật thành công cho người bệnh có vết thương tim nguy kịch. Bởi vì, Bệnh viện E là một trong những bệnh viện có sự phối hợp tốt giữa các chuyên khoa Cấp cứu – Gây mê - Hồi sức tích cực với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và các bác sĩ phẫu thuật viên chuyên sâu về tim mạch và lồng ngực. Điều đặc biệt, Bệnh viện E thực hiện quy trình cấp cứu chỉ sau vài phút đồng hồ kể từ khi vào viện, bệnh nhân đã được vào phòng mổ cấp cứu kịp thời, tuân thủ ngưỡng thời gian “vàng” để cứu sống quả tim của bệnh nhân.

ThS.BS Nguyễn Đình Thuyên – Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện E


Tin nổi bật