Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cứu sống bệnh nhân 2 lần, bệnh viện và bác sĩ phải bồi thường gần 10 tỷ đồng

(DS&PL) -

Một bệnh viện ở Mỹ đã bị tòa tuyên bồi thường gần 10 tỷ đồng do các bác sĩ "quên" nên đã cứu sống bệnh nhân 2 lần.

Một bệnh viện ở Mỹ đã bị tòa tuyên bồi thường gần 10 tỷ đồng do các bác sĩ "quên" nên đã cứu sống bệnh nhân 2 lần.

Tòa án bang Montana cuối tuần trước tuyên bệnh viện St. Peter và bác sĩ Virginia Lee Harrison phải đền bù cho gia đình một bệnh nhân số tiền 400.000 USD (gần 10 tỷ đồng).

Theo cáo trạng, ngày 21/3/2016, bệnh nhân Rodney Knoepfle lâm vào tình trạng nguy ngập, được các bác sĩ hồi sức tim và thoát chết.

Điều đáng nó là trước đó các bác sĩ đã biết nguyện vọng không hồi sức của ông ta nhưng vẫn cố... cứu sống. Người vợ cũng biết điều này và tưởng rằng ông này đã qua đời, nhưng 8 phút sau thì được chồng cho biết các bác sĩ “quên” yêu cầu của ông.

Ngày hôm sau, tim của Knoepfle đập quá chậm, cơ thể không có phản ứng, các bác sĩ đặt nội khí quản và cho ông dùng andrenalin, thoát khỏi thần chết lần nữa.

Bệnh viện phải đền bù gần 10 tỷ đồng vì... cứu sống bệnh nhân - Ảnh: Minh họa

Tòa cho rằng trong hồ sơ y tế của Knoepfle ghi rõ, ông cũng trao đổi miệng với bác sĩ, và tay ông đeo một băng xanh, thể hiện ý nguyện không muốn được hồi sức. Sau khi cứu bệnh nhân, bác sĩ Harrison ghi trong bệnh án rằng ông ta cùng vợ không muốn dùng nội khí quản và hồi sức thêm nữa, nhưng đồng ý các phương pháp cứu chữa tính đến lúc đó.

Sau khi được ra viện và đến ở trại dưỡng lão, Knoepfle đâm đơn kiện Bệnh viện St. Peter vì làm trái nguyện vọng của mình. Năm 2018, Knoepfle qua đời ở tuổi 69. Thế nhưng vụ kiện vẫn được vợ ông cùng các luật sư tiếp tục theo đuổi.

Phát ngôn viên Bệnh viện St. Peter cho biết không bình luận gì về phán quyết của tòa.

"Không hồi sức" (Do Not Resuscitate - DNR) là một yêu cầu được thể hiện bằng văn bản hoặc lời nói tùy quốc gia, cho thấy một người không muốn hồi sức tim phổi hay bất cứ biện pháp can thiệp tích cực nào trong trường hợp họ ngừng tim hoặc ngừng thở.

Thông thường, DNR được đưa ra dựa trên đánh giá của bác sĩ và nguyện vọng của bệnh nhân. Khi tỷ lệ sống của bệnh nhân dưới 1% thì các bác sĩ có thể gợi ý DNR. Hoặc bệnh nhân cũng có thể chủ động đề nghị vì nhiều lý do như không muốn chịu đựng thêm đau đớn, tránh gánh nặng cho gia đình.

Trước đó, bệnh viện Đại học Miami từng phải chờ quyết định của các chuyên gia đạo đức sau khi nhận một bệnh nhân nguy kịch, bất tỉnh và có dòng chữ DNR xăm trên mình. Trong đêm chờ đợi, bệnh nhân chỉ được cho thở oxy và uống thuốc tăng huyết áp. Sáng hôm sau người đàn ông 70 tuổi qua đời. Ứng xử của bệnh viện nhận được sự đồng tình của Cơ quan Y tế bang Florida.

Rõ ràng, DNR nhiều khi đặt bác sĩ vào tình huống mâu thuẫn giữa mong muốn cứu mạng bệnh nhân với yêu cầu của chính họ.

Quỳnh Chi (T/h)

Tin nổi bật