Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cựu lãnh đạo Vinaconex xin tòa xem xét cho các bị cáo

(DS&PL) -

Ngày 6/3, TAND TP.Hà Nội tiếp tục phiên xét xử 9 bị cáo phạm tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 2, Điều 229 Bộ Luật hình sự 1999).

“Anh em tham gia dự án đều đã công tác lâu, kinh nghiệm tốt. Đây là tai nạn nghề nghiệp, không có yếu tố tham ô tham nhũng. Xin tòa xem xét để làm sao khuyến khích các doanh nghiệp dám làm đầu tiên”, đại diện Vinaconex nêu quan điểm.

Ngày 6/3, TAND TP.Hà Nội tiếp tục phiên xét xử 9 bị cáo phạm tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng (khoản 2, Điều 229 Bộ Luật hình sự 1999).

Sau phần xét hỏi các bị cáo để làm rõ sai phạm trong vụ án làm vỡ đường ống nước sông Đà, HĐXX tiến hành hỏi các thành viên Hội đồng quản trị của Vinaconex được triệu tập đến tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Ông Nguyễn Văn Tuân - nguyên Tổng Giám đốc Vinaconex (đang đứng)

Cáo trạng có nêu, tài liệu điều tra đến nay chưa có căn cứ để xác định hành vi đề xuất, quyết định thay đổi vật liệu ống từ ống gang dẻo sang ống composite cốt sợi thủy tinh và giao cho công ty CP ống sợi thủy tinh Vinaconex sản xuất, cung cấp ống cho dự án của các ông Phí Thái Bình (cựu Chủ tịch HĐQT Vinaconex, cựu Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội), ông Vũ Đình Chầm (thành viên HĐQT Vinaconex, đơn vị chủ đầu tư dự án đường ống nước Sông Đà), ông Nguyễn Văn Tuân, Hoàng Hợp Thương, Tô Ngọc Thành, Lại Văn Bích, Nguyễn Đức Lưu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vỡ đường ống truyền tải nước sạch của Dự án; hành vi của những người này không đồng phạm với các bị can đã khởi tố, nên không đủ yếu tố cấu thành tội Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo đó, ngày 14/12/2017, VKSND Tối Cao quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can đối với những người trên.

Được triệu tập đến tòa, ông Nguyễn Văn Tuân (nguyên Tổng giám đốc Vinaconex giai đoạn 2004 -2008), trình bày, theo điều lệ, HĐQT Vinaconex làm "theo tập thể". Dự án nước sạch sông Đà được biểu quyết trên cơ sở đồng thuận của 5 thành viên HĐQT.

Sau khi tiếp cận công nghệ sản xuất vật liệu composite của thế giới, năm 2004, Vinaconex đã tổ chức hội nghị toàn bộ lãnh đạo tổng công ty về dự án. Cuộc họp đó quyết định thay đổi từ gang dẻo sang cốt sợi thủy tinh mà theo ông Tuân thì: “Lần đầu tiên quyết định sử dụng vật liệu mới, ý tưởng chúng tôi còn muốn sản xuất nước sạch trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài như Lào- Campuchia”.

Vẫn lời của cựu Tổng giám đốc Vinaconex thì việc đưa “một cái mới” vào thành công là cả một quá trình rất khó khăn nên ông này đề nghị tòa xem xét cho các bị cáo.

Ông Hoàng Hợp Thương (cựu Ủy viên HĐQT Vinaconex) khi mời đứng lên trả lời câu hỏi của HĐXX cũng cho hay, trước tình trạng thiếu nước trầm trọng, Vinaconex đã lập ra dự án nước sạch, ban đầu đơn vị này có ý định dùng ống bằng vật liệu gang dẻo nhưng sau đó đổi sang composite vì tính tiết kiệm (được khoảng 3 triệu USD).

Cũng theo ông này, dự án nước Sông Đà thi công cùng với thời điểm với việc thi công đường cao tốc Láng – Hòa Lạc nên có thể dẫn đến các sự cố?. “Thực tế, tài liệu cũng thể hiện có nhiều nguyên nhân khi sự cố xảy ra. Mong tòa xem xét toàn bộ quá trình thực hiện dự án và thiếu sót về nguyên nhân dẫn đến vỡ ống nước”, ông Thương trình bày.

Cũng trong phần trả lời của mình, đại diện Vinaconex bày tỏ quan điểm: “Anh em tham gia dự án đều tham gia công tác lâu, kinh nghiệm tốt. Đây là tai nạn nghề nghiệp, không có yếu tố tham ô, tham nhũng. Xin tòa xem xét để làm sao khuyến khích các doanh nghiệp, dám làm đầu tiên”.

Ngày mai, HĐXX tiếp tục làm việc.

Tin nổi bật