Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cưỡng ép vợ hoặc chồng quan hệ tình dục, có thể bị phạt tới 50 triệu đồng?

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Hành vi cưỡng ép quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng, được đề xuất phạt từ 30-50 triệu đồng.

Bộ Tư pháp đang thẩm định tài liệu dự thảo lần 3 nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo báo Tiền Phong, trong dự báo mới, khoản 4 Điều 55 của nghị định được đề xuất sửa đổi mức phạt tiền từ 30 – 50 triệu đồng đối với hành vi cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng. Trong nghị định hiện hành quy định mức phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.

Ảnh minh họa

Đối với một số hành vi liên quan bạo lực gia đình, dự thảo đề xuất giữ nguyên như quy định hiện hành, như: Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc, tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp, lành mạnh (mức phạt 5 - 10 triệu đồng); ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân (5 - 10 triệu đồng); cưỡng ép thành viên gia đình phải chứng kiến bạo lực đối với người, con vật (10 - 20 triệu đồng); cưỡng ép thành viên gia đình trình diễn hành vi khiêu dâm, sử dụng các loại thuốc kích dục hoặc kích động tình dục, lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình (20 - 30 triệu đồng).

Việc cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực cũng là hành vi mới được bổ sung tại dự thảo, mức phạt đề xuất 10 - 20 triệu đồng.

Người có hành vi cô lập, giam cầm thành viên gia đình cũng được đề xuất phạt 20 - 30 triệu đồng.

Về biện pháp khắc phục, người vi phạm buộc phải xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu, ngoại trừ hành vi cưỡng ép vợ hoặc chồng quan hệ tình dục.

Dự thảo cũng đề xuất phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng với một trong những hành vi biết bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn.

Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền. Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình. Dung túng, bao che cho người có hành vi bạo lực gia đình. Không xử lý, xử lý không đúng quy định của pháp luật đối với hành vi bạo lực gia đình..., theo báo Tuổi Trẻ.

Tin nổi bật