Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cưỡng chế xây sai phạm Tòa nhà 8B Lê Trực: Người dân nói gì?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Người dân rất bức xúc trước việc trì trệ trong tháo dỡ tòa nhà 8B Lê Trực và đồng tình với việc cưỡng chế phá dỡ dự án sai phạm này.

(ĐSPL) - Người dân rất bức xúc trước việc trì trệ trong tháo dỡ tòa nhà 8B Lê Trực và đồng tình với việc cưỡng chế phá dỡ dự án sai phạm này.

Tòa nhà 8B Lê Trực. (Ảnh: VOV)

Như tin tức đã đưa, sáng 6/3, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã thực hiện cưỡng chế phần sai phạm tại Dự án 8B Lê Trực, phường Điện Biên, quận Ba Đình.

Báo VOV thông tin, theo thông báo trước đó của Ủy ban nhân dân phường Điện Biên, việc cưỡng chế sẽ được thực hiện từ 8h sáng 6/3 nhưng rất lâu sau giờ ấn định đó, đoàn cưỡng chế (khoảng 4-5 người) mới xuất hiện tại hiện trường và nhanh chóng đi vào công trình đã bị bảo vệ chốt chặn, quây tôn kín mít. Hàng chục phóng viên báo chí đến đưa tin về vụ cưỡng chế rất khó khăn để có thể tiếp cận hiện trường; người dân thì đứng từ xa theo dõi vụ việc.

Công nhân tháo dỡ phần công trình sai phạm. (Ảnh: VOV)

Ông Trần Anh Xuân, một người dân sống tại phường Điện Biên bức xúc: "Thành phố Hà Nội đã nói bao nhiêu lần rồi nhưng chuyển biến không bao nhiều. Công trình này quá bức xúc trong dân, nhưng tại sao lại cứ chậm trễ, khúc mắc ở khâu nào".

"Người dân xây nhà sai phép trong ngõ hẻm thì cũng một vài ngày là cơ quan chức năng đến tháo dỡ luôn. Công trình này có cái gì khúc mắc bên trong mà cứ kéo dài mãi. Tôi đề nghị là cứ đúng pháp luật mà làm chứ không thể nể nang gì cả. Nếu mà nể nang thì không bao giờ làm được", ông Xuân nói thêm.

Thông báo của Ủy ban nhân dân phường Điện Biên nêu rõ: Chủ đầu tư công trình có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của lực lượng thi hành cưỡng chế; chi trả toàn bộ chi phí, lập phương án thẩm định phá dỡ, chi phí tổ chức cưỡng chế và chịu mọi thiệt hại phát sinh trong quá trình cưỡng chế phá dỡ phần công trình xây dựng vi phạm.

Báo Hà nội mới cho hay, theo kết luận của thanh tra, từ tháng 3/2011 đến 12/2012, công trình này thi công khi không có giấy phép xây dựng, có nhiều sai phạm. Từ tầng tám (phía đường Trần Phú kéo dài) phải có khoảng lùi khối cao tầng 3,36 m so với khối đế nhưng chủ đầu tư không thực hiện đã xây thẳng đến mái. Phần giật cấp đầu hồi phía đông theo thiết kế từ độ cao 44 m công trình giật cấp vào 15 m và tại độ cao 50 m, công trình giật cấp tiếp thêm 5,3 m về phía tây nhưng chủ đầu tư cũng không thực hiện tăng diện tích sàn.

Trong giấy phép xây dựng quy định chiều cao công trình đến đỉnh tum thang là 53 m nhưng chủ đầu tư tự ý điều chỉnh tăng chiều cao các tầng, xây dựng thêm tầng 19. Tổng chiều cao thực tế hiện tại của công trình khoảng 69 m. Diện tích sàn xây dựng khoảng 36.000 m2, tăng hơn 6.100 m2 so với giấy phép.

Nguyễn Tuyết (Tổng hợp)

Tin nổi bật