Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cuộc truy lùng tướng cướp ranh ma và mưu trí của chàng trinh sát trẻ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Sau 19 năm trốn nã, tướng cướp khét tiếng Nguyễn Văn Ngọc đã phải tra tay vào còng số 8. Chiến công đầu tay của đại úy Đàm Mạnh Tuấn được đánh giá là đã khép lại

(ĐSPL) - Sau 19 năm trốn nã, tướng cướp khét tiếng Nguyễn Văn Ngọc đã phải tra tay vào còng số 8. Chiến công đầu tay của đại úy Đàm Mạnh Tuấn được đánh giá là đã khép lại một trong những chuyên án phức tạp, kéo dài nhiều năm của Công an tỉnh Thanh Hóa, đồng thời cũng rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

Đại úy Đàm Mạnh Tuấn.

Băng cướp khét tiếng và cuộc đào tẩu

Những năm 1988-1992 của thế kỷ trước, các chuyến xe khách Bắc – Nam đi qua khu vực cầu Ba Lá - Dốc Xây, giáp ranh giữa Bỉm Sơn (Thanh Hóa) và Tam Điệp (Ninh Bình) thường xuyên xảy ra những vụ cướp kinh hoàng.

Băng cướp do Vũ Duy Thanh, Nguyễn Văn Ngọc người Nam Định cầm đầu gồm 6 tên, thường xuyên dùng “hàng nóng” chặn xe khách để khống chế, cướp tài sản có giá trị. Địa bàn hoạt động của chúng mở rộng từ Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh (Nghệ An)... Với thủ đoạn tinh vi, thoắt ẩn thoắt hiện, băng cướp này nhiều lần gây khó khăn cho lực lượng công an trong quá trình vây bắt.

Tuy nhiên, ngày 30/12/1992, sau khi chặn một chuyến xe khách từ Vinh ra, thực hiện hành vi cướp của một phụ nữ tên M. hơn 1 triệu đồng (lúc bấy giờ, giá trị tương đương mấy chỉ vàng),  băng cướp này đã sa lưới pháp luật. Vũ Duy Thanh và 4 tên đồng bọn bị tóm gọn, riêng đối tượng Nguyễn Văn Ngọc đã nhanh chóng tẩu thoát. Lệnh truy nã Ngọc trên toàn quốc được Công an Thanh Hóa phát đi ngày 22/2/1993.

Sau khi có lệnh truy nã, Công an Thanh Hóa đã lập tức cử các trinh sát xác minh, tìm hiểu, dò la tung tích đối tượng từ các mối quan hệ cá nhân của Ngọc. Suốt nhiều năm trời, y sống chui lủi và gần như không liên lạc với những người thân.

Đến năm 2010, anh Đàm Mạnh Tuấn lúc ấy đang mang hàm thượng úy, công tác tại phòng Cảnh sát truy nã tội phạm, Công an tỉnh Thanh Hóa, chính thức tiếp nhận vụ việc. Với một trinh sát trẻ, còn thiếu kinh nghiệm, vụ án Nguyễn Văn Ngọc thực sự là một thử thách lớn.

Tuy nhiên, anh Tuấn đã tự nhủ với lòng mình là quyết tâm bằng mọi giá, kiên trì, dù mất bao nhiêu thời gian, công sức cũng phải bắt tên tội phạm khét tiếng chịu tội. Thông tin ban đầu về đối tượng khá mù mờ, chỉ là một tờ lệnh truy nã, thậm chí không có ảnh đối tượng. Anh Tuấn tìm đến địa chỉ thường trú của y (trước khi bị truy nã) ở 12H, khu Hồ Ga, phường Trần Đăng Ninh, song đã có nhiều sự thay đổi. Qua những người có tuổi ở đây, anh Tuấn biết, địa chỉ thường trú trước đó của Ngọc là 4/84 Lương Thế Vinh, phường Trần Đăng Ninh, TP. Nam Định (tỉnh Nam Định).

Tại đây, chỉ còn bố mẹ già của tướng cướp sinh sống, thông tin về việc đi lại của đối tượng người nhà lại giữ kín. Phối hợp cùng Công an TP. Nam Định, anh Tuấn được biết, trước khi gây án tại Thanh Hóa, năm 1991, Ngọc từng có một lệnh truy nã về tội trộm cắp tài sản công dân. Em trai của y là Nguyễn Văn Nam cũng là đối tượng trong băng cướp và từng có nhiều tiền án, tiền sự, vào tù ra tội, cũng đang vắng mặt tại địa phương. Sau khi bị  truy nã, anh em Ngọc - Nam mới dạt về Thanh Hóa làm ăn. Các nguồn tin đem lại thông tin: Có khả năng Ngọc đã chết và ngõ cụt hiện ra trước mắt.

Lúc này, anh Tuấn mới quyết định tìm đến đối tượng đầu vụ là Vũ Duy Thanh, vừa mới ra trại được một thời gian, đang sinh sống ở chợ Giằng, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Thanh bị kết án 19 năm 6 tháng tù.

Tuy nhiên, do cải tạo tốt, Thanh được giảm án nên được ra tù sớm. Khi trinh sát đến nhà, Vũ Duy Thanh lúc này đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, ở giai đoạn cuối, tỏ ra khá bất cần. Động viên lắm, Thanh cũng chỉ cung cấp thông tin mơ hồ, Ngọc không còn ở địa phương, đang làm ăn ở xa, ổn định và không về nữa.

Tướng cướp Nguyễn Văn Ngọc (dấu X) được di lý về Công an Thanh Hóa.

Sau khi nghiên cứu kỹ hồ sơ, đối tượng, anh Tuấn đặc biệt chú ý tới một chi tiết, trong khoảng thời gian hoạt động ở Thanh Hóa, đối tượng Ngọc có yêu một phụ nữ tên Đỗ Thị H. ở  thị trấn Hà Trung, huyện Hà Trung.

Sau khi Ngọc có lệnh truy nã, cô H. cũng “biến” khỏi địa phương. Xác định đây chính là một mắt xích quan trọng để tìm ra tướng cướp nên anh Tuấn cùng những trinh sát được giao nhiệm vụ tập trung điều tra. Qua các nguồn tin, được biết, thỉnh thoảng cô H. vẫn liên lạc với gia đình. Cô H. và Ngọc đã có với nhau 3 đứa con, 2 trai, 1 gái và đang sinh sống ở một tỉnh phía nam. Thời điểm năm 2011, con gái đầu của Ngọc đã học lên tới lớp 12. Từ thông tin cơ bản này, Công an Thanh Hóa đã lập chuyên án đấu tranh mang tên TX 811T.

Manh mối vụ án dần được hé mở khi có thông tin Ngọc, chị H. và 3 con đang sinh sống tại thị trấn Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, một tổ công tác lập tức được cử lên đường. Sau khi kết hợp cùng công an địa phương rà soát địa bàn, tổ công tác đã xác định được nơi Ngọc đang sinh sống là một đại lý vật liệu xây dựng mang tên Ngọc Hà. Hộ khẩu của gia đình này chỉ mang tên chị H. và các con.

Khoảng 15h30 ngày 16/12/2011, tổ công tác ập vào địa chỉ kể trên, song Ngọc không ở nhà mà đang đi “đá gà”. Các trinh sát quyết định mật phục, chờ đợi, bên ngoài ngôi nhà gần như không có thay đổi gì. Cùng ngày, khi đối tượng trở về thì bị bắt. Qua quá trình đấu tranh, Ngọc đã phải cúi đầu nhận tội.

Vạch trần kẻ phẫu thuật đổi nhận dạng

Được biết, ngay sau khi có tin Ngọc bị bắt, lại từng là một tướng cướp khét tiếng ở miền Bắc, nhiều người dân địa phương bất ngờ. Bởi lẽ, suốt 19 năm sinh sống ở đây, Ngọc đã tạo cho mình một vỏ bọc khá hoàn hảo, lương thiện. Vợ mở cửa hàng vật liệu xây dựng, còn y nhận thầu và lái xe tải chở vật liệu, thậm chí, y còn từng thầu một số công trình xã hội quan trọng của địa phương như trụ sở UBND huyện, nhà tạm giữ và một số công trình phúc lợi xã hội khác. Trong các mối quan hệ với xung quanh, vợ chồng Ngọc không hề có điều tiếng gì.

Đại úy Đàm Mạnh Tuấn chia sẻ, từ khi còn là một cậu bé, anh đã nghe tiếng băng cướp khét tiếng này tại Thanh Hóa. Khi trực tiếp thụ lý vụ án từ tay người tiền nhiệm, anh  cho biết, đây thực sự là thử thách. Cho đến bây giờ, nhiều khi nghĩ lại những bế tắc của chuyên án, anh vẫn cảm thấy khó tin rằng, mình đã tóm gọn đối tượng này. Từ khi tiếp nhận hồ sơ, đầu năm 2010 đến khi bắt được đối tượng ngày 16/12/2011 là cả một quá trình đấu tranh không mệt mỏi của anh Tuấn và đồng đội.

Được biết, cũng trong chuyến công tác này, tổ công tác của anh Tuấn còn bắt thêm được 6 đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt nguy hiểm khác. Trong đó, có sát thủ máu lạnh 9x Lê Thiện Thành (SN 1991 tại Tĩnh Gia, Thanh Hóa), gây ra cái chết của ba mạng người ngày 17/7/2009 tại thị trấn Tĩnh Gia khiến dư luận kinh hoàng. Trong suốt 3 năm trốn nã, Thành đã phẫu thuật gương mặt, thay tên đổi họ, làm giả chứng minh nhân dân khiến cho việc lần tìm manh mối rơi vào bế tắc.

Bằng nhiều biện pháp nghiệp vụ khác nhau, lần theo tung tích người vợ là Q., tổ công tác đã tìm thấy nhiều đầu mối quan trọng. Sau khi bắt đối tượng Ngọc ngày 30/12/2011, tổ công tác tiếp tục truy bắt các đối tượng khác. Ít ngày sau đó, vào 11h30’ ngày 31/12, tổ công tác đã chỉ đích danh họ và tên thật của đối tượng Thành, ra lệnh bắt khẩn cấp tại chỗ. Lúc này, đối tượng Lê Thiện Thành đã đổi tên thành Lê Trọng Chính.

Khi áp giải 6 đối tượng truy nã trong chuyến công tác chưa đầy 30 ngày này về tới ga Thanh Hóa, đích thân Phó Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, Đại tá Nguyễn Văn Bính đã ra tận nơi đón và động viên tổ công tác. Đó là chiến công đầu tay nhưng cũng là một mốc son đáng nhớ trong cuộc hành trình đấu tranh với các đối tượng truy nã của đại úy Đàm Mạnh Tuấn.                               

Tin nổi bật