Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cuộc sống của người dân đảo Guam giữa căng thẳng Mỹ - Triều Tiên

(DS&PL) -

Triều Tiên đã đe dọa sẽ tấn công Guam - lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương - sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi tối hậu thư tới Bình Nhưỡng.

Triều Tiên đã đe dọa sẽ tấn công Guam, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gửi tối hậu thư tới Bình Nhưỡng.

Các nhà lãnh đạo quân sự của Triều Tiên đang hoàn thành một kế hoạch để trình lên Chủ tịch Kim Jong-un vào giữa tháng 8. Theo tiết lộ ban đầu, Bình Nhưỡng rất có thể sẽ phóng 4 tên lửa tầm trung Hwasong-12 qua Nhật Bản và tiếp cận đến vùng biển cách Guam chỉ khoảng 40 km.

Đối với Bình Nhưỡng, đảo Guam được coi là mục tiêu chính vì đó là địa điểm gần nhất có sự hiện diện quân sự của Mỹ trên đất Mỹ. Nếu như chiến tranh Mỹ, Triều Tiên thực sự nổ ra, cuộc sống của 160.000 dân thường tại đảo này có nguy cơ bị tàn phá nghiêm trọng.

Cuộc sống ở Guam vẫn rất yên bình sau khi bị Triều Tiên đe dọa tấn công. Ảnh: CNN

Tayana Pangelinan, một cư dân của của làng Dededo – một ngôi làng đông dân trên đảo nói: "Tôi không nói chúng tôi có lo lắng hay không vì thực tế là chúng tôi chẳng biết gì về những quyết định chính trị. Nhưng vì Guam được cho là có một lượng lớn vũ khí, tất cả những gì chúng tôi có thể làm là cầu nguyện và tin tưởng rằng tất cả sẽ ổn thôi".

Thống đốc Guam, ông Eddie Calvo nói với CNN rằng thực tế là lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đe dọa tấn công Guam từ năm 2013. Mặc dù những lời hùng biện gần đây gây ra mối lo ngại lớn nhất.

Guam tĩnh lặng với biển xanh cát trắng, người dân và khách du lịch không hề bị hoảng loạn. Ảnh: CNN

"Không có sự hoảng loạn ở Guam", ông Calvo nói. Chúng tôi hiểu các mối đe dọa, nhưng chúng tôi không muốn làm bất kỳ ai hoảng loạn. Ngoài ra, chúng tôi cũng không muốn đi đến kết luận dựa trên hùng biện",  Eddie Calvo cho biết.

Ở một nơi khác của hòn đảo, cuộc sống dường như đang diễn ra như bình thường. Khách du lịch châu Á, chủ yếu là người Nhật Bản và Hàn Quốc, cảm thấy rất khó khăn để tìm một căn phòng trống ở một trong những khu nghỉ mát nằm rải rác khắp hòn đảo. Lượng khách du lịch trong tháng 7 đã đạt kỷ lục so với cùng kỳ năm ngoái.

Trẻ em vô tư chơi đùa trên bãi cát. Ảnh: CNN

Ngoài du khách, hòn đảo này còn có khoảng 5.000 lính Mỹ tại 2 căn cứ quân sự. Được mệnh danh là "mũi giáo", Guam là trọng điểm cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại Thái Bình Dương.

Tầm quan trọng của nơi này đã giảm đi đáng kể từ Thế chiến thứ II vì việc thành lập các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, các nhà phân tích nói rằng Guam vẫn đóng vai trò quan trọng đối với vị thế, sức mạnh quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, nhiều người dân địa phương ở Guam tin tưởng vào sự bảo vệ mà quân đội Mỹ cung cấp.

Được biết, Washington đã quyết định lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) từ năm 2013. Ngoài ra, Mỹ thường sử dụng các tàu chiến được trang bị Aegis trong chuỗi đảo Marianas mà Guam là lớn nhất.

"Triều Tiên sẽ có một cuộc chiến thực sự nếu họ sẽ cố gắng gây rối với Guam", một người dân tên là Andrea Salas cho biết. Mặc dù vậy, vẫn có người lo lắng rằng, không có hệ thống nào có thể phòng thủ 100% với tên lửa đạn đạo.

(Theo CNN)

Tin nổi bật