Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cuộc đời huyền thoại của chiến sỹ công an với biệt danh "thần Luông"

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Xuất quỷ nhập thần, táo bạo với cái đầu đầy sáng tạo, chàng công tử hào hoa, thư sinh bỗng hóa thân thành nỗi khiếp đảm của giặc cướp nước.

(ĐSPL) - Xuất quỷ nhập thần, táo bạo với cái đầu đầy sáng tạo, chàng công tử hào hoa, thư sinh bỗng hóa thân thành nỗi khiếp đảm của giặc cướp nước. Cách tổ chức, khả năng lãnh đạo cùng sự quyết đoán, người thầy của vợ chồng Út Tịch đã làm nên những chiến công không tưởng.

Từ việc hàn mặt sông đánh giặc, lọt vào hang ổ của địch như chỗ không người và trở thành “thần chết” của bọn Việt gian, người chiến sỹ công an, Anh hùng Lực lượng Vũ trang (AHLLVT) Nguyễn Hòa Luông xứng đáng được người dân Cầu Kè thờ tự và phong thần.

Có trong tay điền sản rộng lớn, dư thừa, chàng công tử Nguyễn Hòa Luông tự cho phép mình lang bạt, sống hào hoa, phong nhã. Cuộc sống xa hoa cho phép công tử Luông ném mình vào những cuộc vui bất tận, nay đây mai đó, đàn hát mua vui. Thế nhưng, ẩn dưới cách sống thờ ơ, lãng tử ấy, chàng công tử, mê đàn, mê nhạc đã có ý kiếm tìm con đường thực hiện những hoài bão cách mạng hơn người.

Công tử Chín Luông

Căn nhà cũ kỹ, nơi từng là điểm nuôi quân, hoạt động cách mạng của AHLLVT, liệt sỹ Nguyễn Hòa Luông (SN 1916, xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, Trà Vinh) ẩn sâu sau con đường lát bê tông ngoằn ngoèo. Nơi đây, hầu như ai cũng biết đến thần Luông, một liệt sỹ, một anh hùng có trái tim yêu nước. Nói về cách gọi thần Luông trong nhân dân, bà Nguyễn Thị Nhạn (con gái ông Nguyễn Hòa Luông, sinh năm 1947, ngụ xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, Trà Vinh) khẳng định có từ những năm ông đột kích, tiêu diệt giặc một cách xuất quỷ nhập thần. Và, thân thế, cuộc đời anh hùng của Thần Luông đã trở thành câu chuyện huyền thoại, niềm tự hào của người dân Tam Ngãi.

Công tử Nguyễn Hòa Luông trước ngày giác ngộ cách mạng (ảnh tư liệu).

Bà Nhạn cho biết: “Cuộc đời cha tôi, người thuộc lớp này khó biết, người lớp trước thì đã mất gần hết. Khi cha tôi mất, tôi lại còn quá nhỏ và chỉ được nghe, được biết qua lời kể của má, của những người từng sát cánh cùng ông. May mắn hơn, má tôi được học hành khá tốt nên đã ghi chép lại những điều bà chứng kiến về cha tôi để con cháu sau này được biết”. Hồi ký “Hồi ức một thời để nhớ” của bà Nguyễn Thị Ca, vợ của Anh hùng Nguyễn Hòa Luông, ghi nhận ông là người con thứ chín và cũng là út trong gia đình khá giả có nhiều ruộng vườn.

Là con út, lại nổi tiếng hào hoa, thông minh hơn người nên Chín Luông (tên thường gọi của Anh hùng Nguyễn Hòa Luông) được gia đình yêu chiều hết mực. Sau khi cha mất, Chín Luông vẫn được mẹ bảo bọc, yêu chiều, ông không phải bận tâm đến công việc đồng áng, nhà cửa mà thoải mái rong chơi. Bà Ca viết: “Chồng tôi cứ thoải mái rong chơi, thong dong cùng bạn bè. Anh hay đi lại với người này, người khác, có khi đi đến mấy ngày mới về nhà”.

Gần một phần ba đời người sống kiếp lang bạt, Chín Luông khiến nhiều người có ý xem thường, coi khinh chàng công tử lắm tiền chỉ biết lêu lổng. Những người ít qua lại với công tử Chín Luông không thể hiểu mục đích của những chuyến đi lang bạt lên Sài Gòn học tiếng Pháp, giao thiệp với những người không cùng “đẳng cấp”. Đặc biệt, phía sau sự hào hoa, lãng tử, công tử Chín Luông dường như có một nỗi buồn, day dứt mà ngay cả cô vợ trẻ Nguyễn Thị Ca cũng không được ông giãi bày. Bà viết: “Hình như ở tuổi thanh niên đầy bức bối, anh đang loay hoay tìm kiếm một con đường. Chiều chiều anh hay xách cây đàn kìm xuống bờ sông, nắn dây, ca những bài ca vọng cổ ai oán”.

Từ sau những buổi đàn ca đó, nhiều lần, gia đình phát hiện số vàng trong rương vơi dần đi. Bà Nhạn kể: “Tôi có nghe má kể rằng, sau khi về làm dâu được ít năm, trong một đêm khi cha tôi đi vắng, nội tôi ghé mùng má tôi hỏi: “Mày có biết thằng Luông lấy vàng làm gì không?”. Lúc đó, má tôi cũng không hề biết việc cha tôi lấy vàng của gia đình và dùng vào việc gì. Lúc đó, ai cũng nghĩ ông lấy tiền, vàng ném vào các cuộc rong chơi, bù khú với bạn bè, má tôi có chút buồn lòng nhưng bà nội lại tỏ ra tin tưởng ở đứa con trai tài hoa, tốt tính”.

Anh hùng áo vải

Cách mạng Tháng Tám bùng nổ, người người nổi dậy cướp chính quyền. Không ai ngờ, trong số thanh niên kiên dũng vác tầm vông, giáo mác đòi tự do có sự góp mặt của cậu công tử Chín Luông, người vốn bị xem là thư sinh, trói gà không chặt. Không chỉ thế, ngỡ ngàng hơn, Chín Luông bộc lộ những năng lực thực thụ của một nhà lãnh đạo tài ba, một người anh cả có óc tổ chức, chỉ huy quân sự tuyệt vời. Bà Ca ghi nhận trong hồi ký: “Cách mạng Tháng Tám kéo theo sự thay đổi của chồng tôi một cách bất ngờ. Ngay lúc này, anh dường như lột bỏ hình ảnh anh thanh niên chỉ biết rong chơi, đàn ca tài tử để trở thành Thủ Lĩnh Thanh niên Tiền Phong, có khả năng tập hợp quần chúng, có óc tổ chức, bộc lộ khả năng chỉ huy quân sự hơn người”.

Cùng với sự chuyển mình bất ngờ, Chín Luông cũng biến điền sản của mình thành “kho thóc nuôi quân”, nơi họp bàn, tập hợp quân đội của lực lượng cách mạng. Không ai ngờ, chỉ ít ngày đứng trong hàng ngũ Thanh niên Tiền Phong, công tử Chín Luông thu hút hàng trăm thanh niên, gái trai vào tổ chức. Anh tự thân trao đổi, bàn bạc, chỉ dạy cách đánh giặc, “binh pháp” chống bọn tay sai, ác ôn cướp nước. Để rèn luyện một đơn vị Thanh niên Tiền Phong như một đội quân tinh nhuệ, anh mời hẳn một võ sư người Nhật về dạy cho đồng đội, đồng chí của mình.

Ngay từ những buổi đầu chống Pháp, Chín Luông đã cho thấy mình xứng đáng vai trò chỉ huy. Trong vóc dáng nhỏ nhắn, thư sinh, Chín Luông ẩn giấu những khả năng phi thường. Ngoài biệt tài chỉ huy quân sự, óc phán đoán giải quyết tình hình linh hoạt, ông còn là bậc thầy võ học. Sau khi được điều chuyển về Sóc Trăng giữ chức Trưởng công an Quốc gia tự vệ cuộc, ông lại được điều chuyển về quê hương Cầu Kè để thành lập lực lượng Công an xung phong, đơn vị đưa ông vào huyền thoại.

Theo các lão niên nơi đây, ngày thành lập Công an xung phong, cả đơn vị chỉ có một cây súng trường mà phải đương đầu với bọn tay sai, giặc giã, trộm cướp. Chính nhờ biệt tài đột nhập đồn bót, nhà bọn quan tây một cách xuất quỷ nhập thần, lúc ẩn lúc hiện của ông mà đơn vị tiêu diệt địch, thu được súng, vũ khí, đạn dược. Người dân xứ này cho biết: “ông Thần Luông đánh giặc giỏi lắm. Khi ông đánh giặc thì lúc ẩn lúc hiện, muốn vào nhà ai là vào, muốn lấy vật gì từ nhà ai là cứ lấy mặc cho nhà đó kín cổng cao tường, lính canh, người giữ. Do đó, bọn quan tây, lính tây ở đây rất sợ Chín Luông. ông đến đâu là thắng đó, muốn diệt tên ác ôn nào là tên đó nhất định bỏ mạng, thế nên người ta mới gọi ông là “thần Luông””.

Bà Nhạn khẳng định: “Cha tôi người nhỏ, trông ốm yếu, nhưng bọn Tây địch không lại ổng. Một mình ổng dù đêm tối hay trưa nắng, hễ được giao nhiệm vụ là đột nhập đánh bót, diệt ác ôn là một mình ông giả trang đi vào. ông đánh hay đến nỗi, sau khi tiêu diệt xong mục tiêu, rút ra an toàn rồi bọn lính canh mới phát hiện, rượt đuổi truy sát. Nhưng, những lần như thế, chúng không hề biết mặt, chạm được vào ông”. Cũng từ những lần đột nhập như chỗ không người, Chín Luông trở thành mục tiêu săn đuổi hàng đầu của giặc, nỗi ám ảnh, thần chết của bọn tay sai, Việt gian. Chúng tìm mọi cách tiêu diệt, trừ khử cho bằng được “thần Luông”, chỗ dựa tinh thần của người dân, xương sống của lực lượng Công an xung phong.

Thế nhưng, tất cả những bẫy ngầm của giặc không chạm được vào ông mà ngược lại chúng liên tục bị lực lượng của “thần Luông” này vỗ mặt, mở ra liên tiếp những trận đánh như huyền thoại.

“Trộm vàng” của mẹ đi cách mạng

Bà Nguyễn Thị Nhạn cho biết: “Khi Cách mạng Tháng Tám bùng lên, nội tôi liên tục bị mất vàng một cách khó hiểu. Nội tôi biết chính tay ba tôi lấy và nghĩ ông lấy tiền ăn chơi, cờ bạc,... Tuy nhiên, vì quá cưng chiều, bà cũng không dám hỏi. Sau này, khi ông đứng đầu đơn vị công an xung phong, cả nhà mới biết, ông lén gia đình lấy vàng, tiền để hoạt động cách mạng”.

Tin nổi bật