Đóng

Cùng uống 2 lon bia, tại sao có người 4 tiếng nồng độ cồn về 0, người vẫn còn?

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Sự khác biệt ở mỗi người là điều hoàn toàn tự nhiên, phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố từ thể trạng, giới tính, tình trạng sức khỏe, di truyền đến thói quen sinh hoạt.

Cùng uống 2 lon bia, tại sao có người 4 tiếng nồng độ cồn về 0, người vẫn còn?

Báo Vietnamnet dẫn lời bác sĩ Thân Mạnh Hùng, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), cho hay: Về cơ bản, cồn trong rượu bia hay thuốc đều tính mg trên cân nặng, bản chất là đều chuyển hóa qua gan khi đi vào cơ thể. Nhưng cân nặng không phải là yếu tố quyết định việc đào thải, chỉ là một phần. Không có chuyện người nặng 90kg thì khả năng đào thải cồn nhanh hơn, tốt hơn người gầy hơn.

Việc uống rượu bia và giải phóng nồng độ cồn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, vào men chuyển hóa/phân hủy cồn của cơ thể từng người và mức độ đào thải của gan. Đó là lý do có người uống ít thôi cũng say nhưng có người uống nhiều nhưng không say.

Mỗi một bộ máy trong cơ thể của mỗi người là khác nhau. Cân nặng và tửu lượng không quyết định việc đào thải nồng độ cồn hay tốc độ chuyển hóa này. Việc một người dễ say hay không dễ say, có say hay không say cũng không liên quan đến khả năng đào thải cồn khỏi cơ thể.  

Hai lon bia tương đương với 3 đơn vị cồn, thông thường sẽ mất khoảng 3 tiếng để thải trừ cồn. Sau khi thải trừ, cơ thể cần 2-3 tiếng để cồn trong hơi thở được phát tán hết. Như vậy, thông thường, cơ thể mất từ 5-6 tiếng để đưa nồng độ cồn về 0 sau khi uống 2 lon bia.

Tuy nhiên, tốc độ đào thải nhanh hay chậm của mỗi người là khác nhau, phụ thuộc vào men chuyển hóa, vì thế cùng lượng bia, thời gian sau uống, có người 4 tiếng đã đưa nồng độ cồn về 0 sau khi uống 2 lon bia, nhưng có người vẫn còn nồng độ cồn trong cơ thể. 

Sự khác biệt trong tốc độ phân giải cồn ở mỗi người là điều hoàn toàn tự nhiên, phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố từ thể trạng, giới tính, tình trạng sức khỏe, di truyền đến thói quen sinh hoạt. Ảnh minh họa

Lời khuyên dành cho người hay uống bia

Dù cơ thể mỗi người có khả năng phân giải cồn khác nhau, các chuyên gia khuyến nghị:

Không điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống bia, kể cả với số lượng nhỏ.Nếu buộc phải uống, nên ăn no, uống từ từ, xen kẽ nhiều nước lọc.

Sau khi uống nên nghỉ ngơi ít nhất 4-6 tiếng hoặc sử dụng máy đo nồng độ cồn cá nhân để kiểm tra trước khi lái xe.

Không nên chủ quan dù “cảm thấy tỉnh táo”, vì nồng độ cồn có thể vẫn chưa về mức an toàn theo quy định pháp luật.

Sự khác biệt trong tốc độ phân giải cồn ở mỗi người là điều hoàn toàn tự nhiên, phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố từ thể trạng, giới tính, tình trạng sức khỏe, di truyền đến thói quen sinh hoạt. Chính vì thế, không có “công thức chuẩn” nào đảm bảo rằng uống 2 lon bia sau 4 tiếng sẽ hết nồng độ cồn.

Tin nổi bật