Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cửa khẩu Cha Lo: Nhập khẩu gỗ quý "hợp pháp" phải... ngụy trang

(DS&PL) -

(ĐS&PL) - Thời gian gần đây, nhiều người dân đã tố cáo với phóng viên báo ĐS&PL: Tại Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) đã có sự bảo kê cho gỗ lậu.

(ĐS&PL) - Thời gian gần đây, nhiều người dân đã tố cáo với phóng viên báo ĐS&PL:  Tại Cửa khẩu Cha Lo (Quảng Bình) đã có sự bảo kê cho gỗ lậu. Chúng tôi đã cải trang thành những đầu nậu, lâm tặc để xâm nhập tìm hiểu sự thật.

Qua cửa khẩu, gỗ phải ngụy trang dưới các lớp...đá quặng?

        Việc đi vào bãi tập kết hàng hóa của khẩu Cha Lo rất khó khăn, không phải ai cũng được tự do đi vào cổng chính một cách dễ dàng vì ở đó lực lượng hải quan tập trung rất đông. Tình thế, buộc chúng tôi phải trèo qua một chiếc hàng rào mà những người dân đi lượm ve chai thường hay chui qua. Điều đầu tiên xuất hiện trước mắt PV là những đống gỗ được chất đầy thành nhiều lớp và chồng lên rất cao, được che phủ bởi những chiếc bạt lớn. Cạnh đó là những chiếc lán trại nằm phía cuối của bãi tập kết. 

      Trong vai những người đi buôn, PV đã tiếp xúc được với một số người buôn gỗ lậu ở bãi tập kết hàng hóa thuộc Cửa khẩu Cha Lo. Một đầu nậu tên M. cho biết, hành trình vận chuyển gỗ qua cửa khẩu này vừa phải "phối hợp" nhịp nhàng và cần nắm rõ nguyên tắc. Nhưng khi đưa được gỗ lậu về đến cửa khẩu Cha Lo thì coi như mọi việc đã an bài. Chủ hàng có hồ sơ, chỉ cần xoay vòng và hợp thức nó và qua mặt được các cơ quan chức năng.

 Lán trại của các đầu nậu dựng trong khu cửa khẩu      Ảnh: Thiện Quyền

    Quan sát trên bãi tập kết hàng hóa, chúng tôi ghi nhận, có đến 4 chiếc xe gỗ lậu mang biển kiểm soát của Lào đỗ lại. Phía trên mỗi chiếc xe có khoảng 5 đến 6 người đàn ông to khỏe đang hì hục dùng xà beng, xẻng... đào lấy từng tấm gỗ ở phía dưới lớp đá quặng. Những thanh gỗ được họ xếp gọn, còn lớp đá quặng thì vung vãi khắp nơi. Đó là những khúc gỗ có chiều dài khoảng 80cm, rộng khoảng 20cm (chủ yếu là gỗ hương, trắc, gọ, mun, cẩm...). 

      Tiếp xúc với chúng tôi, một người đàn bà khoảng 50 tuổi là chủ sở hữu một lán trại ở bãi tập kết cho biết: “Gỗ về qua cửa khẩu, bọn chị được các anh hải quan "làm luật" cho, mỗi thanh gỗ như vậy là phải làm một tờ khai. Ví dụ: Một thanh gỗ hương phải viết tờ khai đóng thuế là 40 nghìn đồng, mỗi xe như thế trung bình phải mất hơn một trăm triệu đồng tiền thuế em à. Mỗi xe gỗ trắc 20 tấn mà mất tận 200 triệu đồng tiền...luật. Mỗi loại gỗ thì lại có những cách "tính thuế" khác nhau. Tùy theo số lượng, giá trị, và có loại thì tính theo mét khối hoặc kilogam. Chỉ cần có gỗ là họ sẽ mở tờ khai cho mình. Sau đó, mọi giấy tờ sẽ được hợp thức hóa. Nếu bọn em muốn mua gỗ thì cứ việc trao đổi với bọn chị”.

Có sự tiếp tay của hải quan?

      Trao đổi với PV, Trung tá Cao Xuân Phú, Phó Đồn trưởng Đồn biên phòng Cửa khẩu Cha Lo cho biết: “Nhiệm vụ chính của đồn biên phòng là đảm bảo an ninh trật tự, xuất nhập cảnh cho con người qua lại cửa khẩu, còn các lán trại đó được các thương lái dựng lên từ khoảng vài ngày trước đó là để bảo vệ hàng hóa của họ, mọi thủ tục hàng hóa các anh nên làm việc với bên chi cục hải quan”. Ông Phú cũng phủ nhận việc gỗ từ Lào về không hề được ngụy trang, và khẳng định, đó là gỗ...hợp pháp. Nhưng khi chúng tôi cho ông biết về những hình ảnh ghi lại được cảnh gỗ đưa xuống lán từ các lớp đá quặng trên các xe đầu kép thì ông này tổ ra lúng túng và dừng trả lời tiếp. 

       Điều đáng nói ở đây, việc mua bán gỗ được diễn ra tấp nập ngay trên khu tập kết của cửa khẩu. Buổi sáng, những chuyến xe gỗ lậu từ Lào được chuyển đến bãi. Khi chiều muộn thì gỗ được hoàn thành mọi "thủ tục" và các đầu nậu ở khu tập kết sẽ bán lại cho các đầu nậu khác rồi được đưa vào nội địa. “Gỗ chủ yếu được chuyển sang Trung Quốc, bán ra Bắc Ninh và một số địa phương khác. Từ Cửa khẩu Cha Lo về đến Bắc Ninh, mỗi chuyến xe chi phí dọc đường từ 6 đến 7 triệu đồng là trót lọt", một tài xế tiết lộ.

 Gỗ được ngụy trang dưới các xe tải chở đá    Ảnh: Hồ Thắng

      Ông Bùi Vĩnh Trường, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cha Lo lý giải: "Chúng tôi đã thực hiện tất cả thủ tục, hồ sơ chấp hành theo đúng yêu cầu của pháp luật Việt Nam và các hiệp định mà Việt Nam đã ký về hợp tác thương mại quốc tế. Như vậy, khi làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp xuất trình đầy đủ các chứng từ theo quy định của pháp luật thì hải quan phải có trách nhiệm làm thủ tục nhật khẩu cho doanh nghiệp. Thời gian qua các thủ tục nhập khẩu gỗ tại Cửa khẩu Cha Lo đều đảm bảo đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp lệ theo quy định của pháp luật hiện hành”. Nhưng khi hỏi về  một số việc liên quan đến phương thức vận chuyển cũng như việc xuất hiện bãi tập kết gỗ xuất hiện từ bao giờ thì chi cục hải quan vòng vo và không đưa ra được lý giải thuyết phục".

       Chúng tôi nói chuyện với một người quen tên H, làm quản lý cho một chủ đầu nậu ở bên Lào, anh này cho biết: “Ở Cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) hay Cầu Treo (Hà Tĩnh) họ làm chặt chẽ nên rất khó trong giai đoạn này. Ở Cửa khẩu Cha Lo cơ chế ở "thông thoáng" nên chúng tôi chủ yếu đưa gỗ về qua con đường này. Vấn đề ở đây là việc anh chia chác như thế nào cho hợp lý, đảm bảo lâu dài". 

Đe dọa “xử” phóng viên

         Sau khi đóng giả vai người mua hàng, chúng tôi đã tìm đến chỗ kín đáo để ghi lại những hình ảnh việc mua bán gỗ ở khu vực Cửa khẩu Cha Lo. Sau đó bị một số đầu nậu phát hiện, họ đe dọa sẽ "xử" chúng tôi. Một người đàn bà khoảng hơn 40 tuổi đã lệnh cho các thanh niên bốc vác: "Túm cổ mấy thằng đó lại và đập nát máy nó đi". Ngay lập tức, chúng tôi nhảy khỏi hàng rào chạy về phía QL12. Mặc dù đã lên xe tháo chạy nhưng một số đối tượng vẫn đuổi theo chúng tôi. 

Xuân Hồng - Thắng Quyền 

(Còn nữa)

Tin nổi bật