Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cụ ông 68 tuổi phải cắt cụt ngón chân, nguyên nhân khiến nhiều người giật mình

  • Đinh Kim
(DS&PL) -

Ngón chân của cụ ông 68 tuổi đau nhức và lở loét nghiêm trọng, buộc phải cắt bỏ để tránh nguy cơ cắt cụt chi.

Theo thông tin được đăng tải, cụ ông 68 tuổi họ Vương ở Trung Quốc mắc bệnh tiểu đường hơn 20 năm nay. Thời gian đầu, ông uống thuốc hạ đường huyết đúng giờ mỗi ngày nên có thể kiểm soát đường huyết tối. Về sau, cụ ông thả lỏng dần, uống thuốc hạ đường huyết không đều đặn như trước, cũng lười theo dõi đường máu.

Cách đây 6 tháng, ngón chân của cụ ông xuất hiện móng mọc chìa ra. Cảm thấy khó chịu, cụ ông đi ra tiệm để sửa, vô tình bị một vết xước trong khi cắt móng. Chẳng ngờ, vết thương nhỏ mãi không lành, trái lại còn bị lở loét, càng về sau càng lớn, đau nhức không chịu nổi.

Ông Vương lo lắng đến bệnh viện kiểm tra thì phát hiện mạch máu chi dưới bị tắc nặng. Các bác sĩ buộc phải cắt bỏ ngón chân bị lở loét nghiêm trọng, tránh nguy cơ cắt cụt chi. Được biết, tình trạng của cụ ông là do biến chứng bàn chân của bệnh tiểu đường gây ra.

Cụ ông mắc bệnh tiểu đường phải cắt cụt ngón chân vì vết thương nhỏ khi đi cắt móng. Ảnh minh họa

Thực tế, có rất nhiều biến chứng tiểu đường, trong đó thường gặp nhất là tổn thương thần kinh và lưu thông máu kém. Những vấn đề này khiến bàn chân dễ bị viêm loét, tiến triển xấu đi nhanh chóng, thậm chí là cắt cụt chi.

Dưới đây là một số vấn đề thường gặp với chân của người mắc bệnh tiểu đường:

- Athlete’s foot (bệnh bàn chân lực sĩ)

Đây là một bệnh nhiễm nấm ở bàn chân rất phổ biến, có thể xảy ra trên một hoặc cả hai chân. Người tiểu đường có khả năng mắc athlete’s foot cao gấp 3 lần người không bị tiểu đường. Nấm có thể xâm nhập qua các vết nứt trên da và gây nhiễm trùng. Thuốc diệt nấm có thể điều trị bệnh này ở dạng thuốc uống hoặc kem bôi.

- Mụn nước

Các nốt mụn nước có thể hình thành khi giày chà cùng một chỗ trên bàn chân. Mang giày không vừa hoặc đi giày không có tất cũng có thể gây phồng rộp dẫn đến nhiễm trùng. Khi điều trị mụn nước, bạn cần lưu ý không làm vỡ chúng. Da bao phủ mụn nước giúp bảo vệ nó khỏi bị nhiễm trùng. Hãy sử dụng kem kháng khuẩn và băng sạch, mềm để bảo vệ da và ngăn ngừa nhiễm trùng.

- Bunion (biến dạng ngón chân cái)

Bunion là một vết sưng ở mặt bên của ngón chân cái. Khi vết sưng nghiêm trọng, nó có thể bao gồm cả xương và chất dịch. Bunions hình thành khi ngón chân cái nghiêng về phía các ngón chân nhỏ. Giày cao gót, giày mũi nhọn, hoặc giày quá chật đều có thể gây ra tình trạng biến dạng này.

- Ngón chân khoằm (còn gọi Hammertoe)

Ngón chân khoằm hình thành khi một hoặc cả hai khớp ngón chân nhỏ (từ ngón chân trỏ đến ngón út) bị bẻ cong vì cơ chân yếu, tổn thương thần kinh trong bệnh tiểu đường có thể gây ra tình trạng yếu cơ này. Người bệnh có thể có vết lở ở lòng bàn chân và trên đỉnh của ngón chân do bị nhiễm trùng. Hình dạng bàn chân có thể thay đổi, đi lại khó khăn và khó tìm giày phù hợp.

- Móng chân mọc ngược

Móng chân mọc ngược xảy ra khi các cạnh của móng mọc đâm vào da và gây ra áp lực khiến người bệnh đau dọc theo các cạnh móng. Các cạnh của móng có thể cắt vào da gây đỏ, sưng, đau, chảy mủ và nhiễm trùng.

Nguyên nhân phổ biến nhất của móng chân mọc ngược là áp lực từ giày. Các nguyên nhân khác là móng chân được cắt tỉa không đúng cách, đi giày chật và chấn thương lặp đi lặp lại ở bàn chân do các hoạt động như chạy, đi bộ hoặc tập thể dục nhịp điệu.

- Loét do tiểu đường

Khi bị loét bàn chân do biến chứng của tiểu đường, nếu người bệnh biết cách chăm sóc vết loét, chống nhiễm trùng thì sẽ tránh được nguy cơ hoại tử, đoạn chi gây tàn phế suốt đời.

Vết loét thường nằm ở các vị trí hay bị tì đè như gan bàn chân, đầu ngón chân, đặc biệt là ngón cái và ngón út. Loét chân có thể xảy ra từ những vết xước nhỏ, vết cắt lành chậm hoặc do sự cọ xát của giày có kích cỡ không phù hợp.

Để phòng ngừa biến chứng bàn chân của tiểu đường, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

- Ngăn ngừa chấn thương bàn chân

Việc bảo vệ bàn chân đối với bệnh nhân tiểu đường là hết sức quan trọng. Người bệnh cần làm tốt công tác kiểm tra bàn chân để phòng tránh các vết thương ở chân, hàng ngày kiểm tra kỹ bàn chân xem có vết thương như phồng rộp, trầy xước, rách da không, đặc biệt là các vết thương. Bệnh nhân cần chú ý kiểm tra kỹ lòng bàn chân và các đường nối giữa các ngón chân.

- Ngăn ngừa nấm da chân

Người bệnh tiểu đường cần chú ý giữ chân khô ráo, thông thoáng để tránh bị nấm da chân. Nếu không may bị nấm da chân thì cần điều trị kịp thời, tránh đến những nơi không đủ điều kiện làm móng chân để không bị nhiễm trùng.

- Chú ý đến nhiệt độ rửa/ ngâm chân

Bệnh nhân có thể ngâm/ rửa chân bằng nước ấm hàng ngày nhưng cần chú ý tới nhiệt độ của nước. Nhiệt độ nước ngâm/ rửa chân không quá 38 độ C. Người bệnh cũng không được tráng chân bằng nước nóng. Da của bệnh nhân tiểu đường rất mỏng manh, nhiệt độ cao có thể gây chấn thương bàn chân và gây phù bàn chân.

- Đi giày và tất phù hợp

Bệnh nhân tiểu đường nên lựa chọn những loại giày dép và tất phù hợp, dùng giày thể thao hoặc giày vải mềm, rộng, thoáng khí, giữ giày khô ráo, có thể chuẩn bị thêm một vài đôi giày để mang lần lượt, tránh mang một đôi giày quá lâu.

Đinh Kim (T/h)

Tin nổi bật