Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

CSGT mặc thường phục có được xử lý vi phạm?

  • Việt Hương
(DS&PL) -

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông thì sử dụng giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Từ ngày 15/9, Thông tư 32/2023 của Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của CSGT chính thức có hiệu lực.

Tuần tra, kiểm soát công khai

Tại Điều 10 của Thông tư 32/2023, quy định về tuần tra, kiểm soát công khai.

Thứ nhất, tuần tra, kiểm soát cơ động, cán bộ CSGT di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

Trực tiếp quan sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.

Thứ hai, kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại trạm CSGT. Cán bộ, chiến sĩ tổ chức lực lượng tại một điểm trên đường giao thông, tại trạm CSGT theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.

Tại một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng, thoáng, không che khuất tầm nhìn và đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ.

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại trạm CSGT hoặc khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại trạm CSGT được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Ảnh minh họa

Khi tuần tra, kiểm soát, CSGT sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera) được trang bị để ghi hình quá trình kiểm soát. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng và bảo đảm đủ ánh sáng.

Thứ ba, tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại trạm CSGT. Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại trạm CSGT hoặc khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại trạm CSGT được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng phải ghi rõ trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

Thứ tư, khi tổ chức tuần tra, kiểm soát công khai theo quy định phải có kế hoạch của Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT), trưởng phòng CSGT, trưởng Công an cấp huyện trở lên và bảo đảm các quy định theo Thông tư.

Tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

Tổ Cảnh sát giao thông được bố trí một bộ phận cán bộ hóa trang (mặc thường phục), phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến, địa bàn được phân công.

Các trường hợp tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang, gồm:

- Sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Đấu tranh phòng, chống tội phạm; tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông đường bộ phức tạp.

Cảnh sát giao thông tuần tra, xử lý người vi phạm nồng độ cồn ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Ảnh: VnExpress

Điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang

Để tránh tùy tiện, thông tư của Bộ Công an còn quy định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch được cấp có thẩm quyền quy định.

- Phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền ban hành.

Nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương pháp thực hiện; lực lượng; trang phục; phương thức liên lạc, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát; phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác được sử dụng để tuần tra, kiểm soát.

Thẩm quyền quyết định tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang gồm: Cục trưởng Cục CSGT; giám đốc công an cấp tỉnh trở lên quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang. Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT); Trưởng phòng CSGT; trưởng công an cấp huyện quyết định việc tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang.

- Bộ phận cán bộ hoá trang và bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai trong Tổ Cảnh sát giao thông phải giữ một khoảng cách thích hợp bảo đảm việc xử lý vi phạm kịp thời, đúng pháp luật.

Bộ phận cán bộ hóa trang có nhiệm vụ trực tiếp quan sát, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ giám sát tình hình trật tự, an toàn giao thông, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ và hành vi vi phạm pháp luật khác; khi phát hiện vi phạm phải thông báo ngay cho bộ phận tuần tra, kiểm soát công khai để tiến hành dừng phương tiện, kiểm soát, xử lý theo quy định.

XEM THÊM: 6 trường hợp đăng ký xe tạm thời ai cũng cần biết

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng về giao thông đường bộ, an ninh, trật tự xã hội, nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, làm thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, tổn hại đến tính mạng, sức khỏe của người tham gia giao thông thì sử dụng giấy chứng minh Công an nhân dân để thông báo, vận động Nhân dân phối hợp, ngăn chặn ngay hành vi vi phạm.

Thông báo và phối hợp với bộ phận cán bộ tuần tra, kiểm soát công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định.

Việt Hương (T/h)

Tin nổi bật