Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

CSGT được bắn tốc độ ở đâu?

  • Hoàng Yên (T/h)
(DS&PL) -

Việc CSGT bắn tốc độ là một biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn. Vậy CSGT được bắn tốc độ ở đâu?

Bắn tốc độ là gì?

Bắn tốc độ là thuật ngữ phổ biến để chỉ việc lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) sử dụng các thiết bị đo tốc độ nhằm kiểm tra và giám sát tốc độ di chuyển của các phương tiện giao thông trên đường. Mục đích của việc bắn tốc độ là phát hiện và ngăn chặn những hành vi vi phạm về tốc độ, góp phần đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn.

Máy đo tốc độ chuyên dụng có ghi hình ảnh thuộc vào danh mục phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được lực lượng chức năng sử dụng để phát hiện hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Việc CSGT bắn tốc độ là một biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu tai nạn. Ảnh minh họa

CSGT được bắn tốc độ ở đâu?

Tại Khoản 1 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA quy định: “Cán bộ Cảnh sát giao thông di chuyển trên tuyến, địa bàn được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trực tiếp quan sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và các hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định”.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có quy định về phạm vi sử dụng máy bắn tốc độ nhưng khoản 2 Điều 12 Nghị định 135/2021/NĐ-CP lại có quy định, máy bắn tốc độ chỉ được phép sử dụng khi có quyết định, kế hoạch phê duyệt của người có thẩm quyền.

Vì vậy, CSGT có thể bắn tốc độ ở bất kỳ đoạn đường nào theo phân công trong quyết định, kế hoạch phê duyệt của người có thẩm quyền.

CSGT có quyền kiểm soát giao thông (trong đó có tốc độ) thông qua hệ thống giám sát lắp đặt cố định hoặc thông qua các phương tiện thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ một cách cơ động ở bất cứ đoạn đường nào theo kế hoạch phê duyệt.

Khi máy bắn tốc độ ghi nhận được hành vi vi phạm, hệ thống tự động truy cập, truyền dữ liệu đến Tổ tuần tra, kiểm soát để lưu giữ và phục vụ công tác kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định. Người điều khiển phương tiện có trách nhiệm hợp tác theo yêu cầu kiểm tra, kiểm soát thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của CSGT.

Chạy quá tốc độ, bị xử phạt ra sao?

Nếu chạy quá tốc độ quy định, người điều khiển phương tiện có thể bị xử phạt vi phạm. Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt chạy quá tốc độ đối với xe máy và ô tô.

Đối với ô tô

Vượt quá tốc độ từ 5 - 10 km/h: Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng.

Vượt quá tốc độ từ 10 - 20 km/h: Phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.

Vượt quá tốc độ từ 20 - 35 km/h: Phạt tiền từ 6.000.000 đến 8.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Vượt quá tốc độ trên 35 km/h: Phạt tiền từ 10.000.000 đến 12.000.000 đồng.Tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Đối với xe máy:

- Phạt tiền 300.000-400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05km/h đến dưới 10km/h.

- Phạt tiền 800.000-1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h.

- Phạt tiền 4.000.000-5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h. Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng GPLX từ 2 đến 4 tháng.

Tin nổi bật