Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công việc áp lực nhưng lương 2 triệu, nhiều cán bộ đô thị nghỉ việc

(DS&PL) -

Nhiều cán bộ thuộc lực lượng đô thị tại 24 quận huyện địa bàn Tp. Hồ Chí Minh nộp đơn xin nghỉ việc vì công việc nhiều nhưng lương quá thấp.

Nhiều cán bộ thuộc lực lượng đô thị tại 24 quận huyện địa bàn TPHCM nộp đơn xin nghỉ việc vì công việc nhiều nhưng lương quá thấp.

Theo phản ánh của Thanh niên, trong hoạt động ra quân xử lý lấn chiếm lòng lề đường, lập lại trật tự đô thị, nhiều cán bộ thuộc lực lượng đô thị phải làm việc liên tục ngày đêm, số lượng công việc nhiều nhưng lương lại quá thấp, nên một số cán bộ đã chủ động nộp đơn xin nghỉ việc đi làm nghề khác.

Trao đổi với phóng viên báo Thanh Niên, ông Lê Thanh Bình - Phó chủ tịch UBND Q.Tân Bình cho biết, vừa qua cũng có một số anh em trong đội đô thị quận xin nghỉ việc vì khó khăn chuyện gia đình và cũng như công việc nhiều, mức lương quá thấp. Trước tình trạng trên, lãnh đạo quận cũng thường xuyên động viên tư tưởng anh em nên cũng không xảy ra tình trạng nghỉ việc hàng loạt. Vừa qua, quận cũng đã có văn bản trình lên UBND thành phố xem xét lại trợ cấp thêm cho anh em.

“Anh em thuộc lực lượng đô thị hiện lãnh lương khoảng 2 triệu đồng/tháng. Trước đó, anh em nghỉ cũng hơn 10 người, thời gian này, được sự động viên của quận nên hơn 20 anh em ở lực lượng đô thị hiện cũng cố gắng làm việc và không nghỉ nữa. Tôi hy vọng thời gian tới TP sẽ có chính sách tốt để khuyến khích các anh em có tinh thần làm việc hiệu quả hơn”, ông Bình cho biết.

Ông Nguyễn Gia Thái Bình, Phó chủ tịch UBND Q.Bình Tân cũng cho biết vừa qua cũng có một số anh em đô thị nghỉ nhưng không nhiều. Hiện anh em đô thị lương 2 triệu đồng/tháng, làm ngoài giờ được thêm 600.000 đồng, nói chung cũng khó khăn.

Còn theo ông Đặng Nguyễn Thanh Minh, Chủ tịch UBND Q.Thủ Đức, vấn đề anh em đô thị gặp khó khăn bởi lương thấp mà công việc nhiều, xin nghỉ việc thì hầu hết quận nào cũng có chứ không riêng Q.Thủ Đức.

Nhiều cán bộ đô thị TP.HCM nghỉ việc vì 'áp lực cao nhưng lương 2 triệu'. Ảnh: SGGP

Sài Gòn Giải Phóng dẫn thông tin từ UBND Quận 1, cho biết, khi mới thành lập, thu nhập của cộng tác viên TTĐT sau khi trừ các khoản chi phí (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) thì thực lĩnh chỉ còn 1.790.000 đồng/người/tháng. Đã vậy, từ tháng 1/2016 đến nay, những người tuyển mới đều không được đóng và hưởng các quyền lợi từ bảo hiểm xã hội. Các trường hợp công tác trước thời điểm tháng 1/2016 tuy vẫn được đóng các chế độ bảo hiểm, nhưng khi xin nghỉ việc thì không được chốt sổ và hưởng các chế độ bảo hiểm, mà phải chờ hướng dẫn của các cơ quan chức năng. Nguyên nhân là do Luật Bảo hiểm xã hội quy định: mức đóng các chế độ bảo hiểm phải không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

TPHCM thuộc khu vực có mức lương tối thiểu vùng năm 2016 là 3,5 triệu đồng/người/tháng; năm 2017 là 3.750.000 đồng/người/tháng. Còn mức lương khoán của nhiều cộng tác viên TTĐT chỉ là 2 triệu đồng/người/tháng, chưa bằng với mức lương tối thiểu vùng.

Theo luật định, cộng tác viên TTĐT không nằm trong đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thời gian qua, UBND TPHCM đã linh hoạt chăm lo, tạo điều kiện và đóng bảo hiểm xã hội cho những trường hợp này. Song, Bộ Nội vụ đã “tuýt còi”, cho rằng cơ quan hành chính nhà nước cấp xã/phường không có đối tượng là người lao động ký hợp đồng khoán việc. Vì thế, từ năm 2016, TPHCM dừng đóng bảo hiểm xã hội cho cộng tác viên TTĐT.

Hiện nay, TPHCM đang tìm hướng tháo gỡ: Nếu đối tượng này tham gia bảo hiểm xã hội thì phải do cấp quận/huyện ký hợp đồng với họ, thay vì cấp xã/phường như hiện nay; Có chính sách để mức lương của cộng tác viên TTĐT được cải thiện so với mức lương tối thiểu vùng.

Trước đó, hồi tháng 4, vụ việc hàng trăm cán bộ ở Hậu Giang nghỉ việc vì “lương không đủ sống”.

Theo nguồn tin của Tri thức trực tuyến, những cán bộ nghỉ việc chủ yếu công tác tại các cơ quan như Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị xã hội và có cả nhân viên công tác trong lực lượng vũ trang.

Những trường hợp này làm đơn xin nghỉ việc với nhiều lý do khác nhau, trong đó chủ yếu là vì kinh tế. Cũng trong năm này, tỉnh Hậu Giang có 214 đảng viên bị xóa tên, nguyên nhân chủ yếu là kinh tế khó khăn nên bỏ công việc đi làm ăn xa, bỏ sinh hoạt trên 3 tháng…

(Tổng hợp)

Tin nổi bật