Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công ty nhà Cường đô la vì sao phải bán đất "vàng" vừa mua của bầu Đức?

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Hội đồng quản trị Quốc Cường Gia Lại vừa giao cho bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc thực hiện việc chuyển nhượng thửa đất "vàng" tại Đà Nẵng

(ĐSPL) - Hội đồng quản trị Quốc Cường Gia Lại vừa giao cho bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc thực hiện việc chuyển nhượng các thửa đất "vàng" tại Đà Nẵng mới được công ty mua từ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức cách đây không lâu.

Tin tức trên VnExpress, Hội đồng quản trị Công ty Quốc Cường Gia Lai (Mã CK: QCG) vừa có nghị quyết về việc chuyển nhượng bất động sản và các tài sản khác của công ty tại Đà Nẵng.

Theo đó, công ty sẽ giao cho bà Nguyễn Thị Như Loan – Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc thực hiện việc chuyển nhượng các thửa đất thuộc Khu dân cư nhà ở - khách sạn - căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ 2/9 thuộc phường Bình Hiên (quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng). Đây là khu đất đắc địa có mặt tiền trải dài 900m bên bờ sông Hàn, mới được công ty mua từ Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.

Được biết, trước đó Theo Hoàng Anh Gia Lai công bố Dự án này đã được CTCP Xây dựng và Phát triển Nhà Hoàng Anh đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng với CTCP Quốc Cường Gia Lai vào ngày 21/3/2016.

Giá trị chuyển nhượng đạt 419 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền từ thương vụ chuyển nhượng này đã được chuyển đủ vào ngày 17/3/2016.

Tuy nhiên, theo tờ Người Đồng Hành, tại ĐHCĐ bà Nguyễn Thị Như Loan lại cho rằng thương vụ khoảng 900 tỷ đồng, chưa kể tới hạ tầng.

Trả lời thắc mắc của cổ đông, tại sao QCG lại không bán bớt quỹ đất, bà Loan cho rằng QCG có nhiều dự án sẵn sàng để bán, có thể bán chốt lời. Song, QCG muốn xây dựng hình ảnh mới mang thương hiệu Quốc Cường Gia Lai. Hiện nay doanh nghiệp có 15 dự án, quy mô hơn 120 ha trên TP HCM đồng thời Đà Nẵng với nhiều phân khúc: căn hộ habitat trung – cao cấp đồng thời bình dân cũng như đất nền. 

Theo quy hoạch dự án, chủ đầu tư sẽ xây dựng dự án với tổng diện tích 56.588 m2, với chức năng là căn hộ, khách sạn, thương mại và văn phòng cho thuê. Mặt tiền dự án trải dài 900m với công viên đi bộ và cây xanh tạo nên không gian riêng biệt cho dự án.

Ngoài ra, ngay sau khi bà Loan chia sẻ ý định hủy niêm yết, cổ phiếu QCG liên tục mất giá. Chỉ 4 ngày, QCG giảm tới 13\% từ 5.400 đồng xuống còn 4.700 đồng. Trong đó, có phiên ngày 27/6, QCG giảm sàn 5,6\%.

Lên sàn từ năm 2010 với mức giá khởi điểm 31.400 đồng. QCG từng là một cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư theo đuổi, khối lượng giao dịch lớn. Tuy nhiên, cùng những thăng trầm của doanh nghiệp, QCG liên tục lao dốc. Hiện cổ phiếu đã mất tới 85\% giá so với lúc lên sàn.

Dự án “đất vàng” của Quốc Cường Gia Lai ở Đà Nẵng vừa mua từ Hoàng Anh Gia Lai lại sắp đổi chủ.

Những năm gần đây, cùng với tình hình kinh doanh bết bát, cổ phiếu của công ty luôn ở dưới mệnh giá, khối lượng giao dịch thấp. Nhiều cổ đông công ty nắm vốn tại đây tỏ ra bức xúc khi Quốc Cường Gia Lai không đạt được kết quả kinh doanh như họ kỳ vọng.

Năm 2016, công ty rất tham vọng khi đặt mục tiêu doanh thu 1.500 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 100 tỷ, lần lượt tăng 288-366\% so với cùng kỳ. Trước đó trong năm 2015, cả doanh thu, lợi nhuận của công ty đều sụt giảm mạnh, đạt lần lượt 385 tỷ và 21 tỷ đồng.

Mục tiêu tham vọng là vậy nhưng hết quý I/2016, doanh thu của Quốc Cường Gia Lai mới đạt gần 83 tỷ đồng, lỗ thuần 606 triệu đồng. Nhờ hoạt động thanh lý hợp đồng căn hộ, công ty thoát lỗ và đạt lợi nhuận 2,2 tỷ đồng. Như vậy, phải tăng tốc rất nhanh, "đại gia phố núi" mới có thể hoàn thành kế hoạch năm nay.

Tại đại hội cổ đông, bà Loan chia sẻ khó khăn: "Cứ 4 lần chủ nhật là đến hạn lãi vay, có lúc tôi phát cáu. Mong cổ đông hết sức thông cảm cho tôi vì cứ mãi áp lực mà không được thông hiểu thì buộc lòng tôi phải huỷ niêm yết".

Quốc Cường Gia Lai dồn tiền đầu tư cao su dù đang lỗ

Thông tin trên báo Người lao động, hiện nay, Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai đang đầu tư vào 4 lĩnh vực chính là bất động sản, cao su, thủy điện, khai thác và chế biến gỗ. Trong đó, mục tiêu năm 2016-2017 của Quốc Cường Gia Lai là tăng cường đầu tư vào mảng cao su với hy vọng giá mủ sẽ tăng trở lại.

Cụ thể, tại Đại hội đồng cổ đông năm 2016 của Quốc Cường Gia Lai tổ chức vào ngày 25/6, công ty này đã thông qua việc sử dụng một phần lợi nhuận sau thuế để bù lỗ, số còn lại làm sẽ làm nguồn vốn tái đầu tư sản xuất, hoàn thiện hạ tầng chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất thu mủ cao su vào năm tới ngay khi thị trường giá mủ tăng trở lại và đào tạo nâng cao tay nghề công nhân viên.

Như vậy, cao su sẽ là một trong những mảng đầu tư được kỳ vọng đem lại doanh thu cho Quốc Cường Gia Lai vào năm 2017. Trên thực tế, theo báo cáo tài chính quý 1/2016 của Quốc Cường Gia Lai, tính đến cuối tháng 3/2016, doanh nghiệp này đã đầu tư 264 tỉ đồng vào dự án trồng cao su.

Công ty này bắt đầu trồng cao su từ năm 2008, đến nay, Quốc Cường Gia Lai đã sở hữu 4.000 ha cao su tại huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai. Năm 2009, Quốc Cường Gia Lai tiếp tục đầu tư trồng cao su ở tỉnh Kratie (Campuchia) và đến nay đã sở hữu 3.000 ha. Tổng cộng, doanh nghiệp có khoảng 7.000 ha cao su và dự kiến khai thác 100\% từ năm 2017.

Tuy nhiên, do sự lao dốc của giá cao su thời gian qua đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và triển vọng lợi nhuận. Dù đầu tư lớn song báo cáo tài chính quý 1/2016 của doanh nghiệp này đã không ghi nhận doanh thu từ lĩnh vực cao su mà chỉ ghi chung là doanh thu từ hàng hoá bán ra (23,6 tỉ đồng). Trong khi đó, giá vốn bán hàng hoá là 25,5 tỉ đồng, cho thấy Quốc Cường Gia Lai đang bị lỗ ở lĩnh vực này.

TUYẾT MAI (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Tin nổi bật