Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công ty bán yến sào xuất hóa đơn 34.000 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán

  • Vân Anh
(DS&PL) -

Chỉ trong 7 ngày, 1 công ty về yến sào xuất nhiều hóa đơn trị giá tổng cộng 34.000 tỷ đồng, tuy nhiên chỉ có 40 triệu đồng hóa đơn kinh doanh yến, còn lại là hóa đơn xuất vào thị trường chứng khoán.

Báo Người lao động đưa tin, ngày 19/7, phát biểu tại hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm 2023, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, ông Đặng Khắc Phúc, Chi Cục trưởng Chi cục Thuế quận Bình Thạnh cho biết, trên địa bàn hiện có hơn 22.000 doanh nghiệp, trên 16.000 hộ - cá nhân kinh doanh. Theo đó, nhu cầu sử dụng hóa đơn là rất lớn.

1 công ty kinh doanh yến sào xuất hóa đơn 34.000 tỷ đồng vào thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, đơn vị nhận thấy thời gian gần đây việc xuất hóa đơn của một số doanh nghiệp có dấu hiệu bất thường. Một trong số đó là Chi cục Thuế quận Bình Thạnh phát hiện 1 công ty liên tục xuất nhiều hóa đơn trong vòng 7 ngày, tổng giá trị hóa đơn lên tới 34.000 tỷ đồng.

Theo tạp chí Đầu tư tài chính, đây là công ty chuyên kinh doanh yến sào. Tuy nhiên, trong tổng giá trị hóa đơn 34.000 tỷ đồng, chỉ só 40 triệu đồng hóa đơn kinh doanh yến, số còn lại là hóa đơn xuất vào thị trường chứng khoán.

Chi cục thuế Bình Thạnh đã báo cáo Cục Thuế TP.HCM và Tổng cục Thuế để kiểm tra, xử lý việc sử dụng hóa đơn của công ty này.

Theo báo VnExpress,  lãnh đạo chi cục thuế Bình Thạnh cho biết nhiều doanh nghiệp đang lợi dụng quy định thông thoáng khi chuyển từ hoá đơn giấy sang hoá đơn điện tử để trục lợi, mua bán hoá đơn bất hợp pháp.

Trong một năm sau khi triển khai, ông Phúc cho biết có hơn 17 triệu hóa đơn điện tử có mã xác thực và 450.000 hóa đơn không có mã được đưa vào sử dụng tại TP.HCM. "Số hóa đơn điện tử rất lớn với đa dạng ngành nghề khiến xuất hiện hàng loạt rủi ro", ông nói.

Nhiều doanh nghiệp muốn nộp ít thuế, hoặc trốn thuế nên họ có nhu cầu lấy hoá đơn để trừ chi phí. "Có cầu ắt có cung, một loạt dịch vụ cung cấp mua bán hóa đơn bất hợp pháp ra đời", ông nói.

Theo đánh giá của lãnh đạo chi cục thuế Bình Thạnh, triển khai hoá đơn điện tử với mục tiêu tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng hệ thống cảnh báo rủi ro, tra soát chưa hoàn thiện và hiệu quả.

Đây cũng là lý do theo ông Phi Vân Tuấn, Phó tổng cục trưởng Tổng cục thuế, "khiến tội phạm mới về thuế đang gia tăng nhanh và mạnh".

Trước đó, nhày 17/7, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) phát đi thông báo, qua công tác phối hợp với các cơ quan chức năng đã phát hiện 524 doanh nghiệp bán hóa đơn không hợp pháp, hóa đơn khống (là một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 7 điều 6 luật Quản lý thuế).

Trường hợp 524 doanh nghiệp bán hóa đơn này khác với trường hợp các doanh nghiệp bán hàng rồi bỏ địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thuế, vì các doanh nghiệp bán hóa đơn chủ yếu khai khống hóa đơn hàng hóa mua vào.

Tổng cục Thuế yêu cầu cục thuế địa phương thông báo mời doanh nghiệp liên quan đến 524 doanh nghiệp có rủi ro cao nêu trên để chứng minh việc sử dụng hóa đơn là hợp pháp. Việc giải trình trực tiếp tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản là lựa chọn của doanh nghiệp, báo Thanh niên đưa tin.

Vân Anh (T/h)

Tin nổi bật