Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công dụng tuyệt vời của nước lá tía tô

(DS&PL) -

Lá tía tô được xem là một loại thảo mộc, dược liệu an toàn và có nhiều ứng dụng trong cuộc sống. Tuy nhiên khi sử dụng không đúng cách, bạn có thể vô tình tạo ra những tác hại khôn lường và đặc biệt một số người không nên dùng lá tía tô.

Lá tía tô ngoài tác dụng làm thức ăn, còn có thể dùng làm thuốc. Theo Đông y, lá và cành non cho vị thuốc tử tô, có vị cay, tính ấm, được xếp vào loại thuốc chữa cảm lạnh. Bên cạnh đó, lá tía tô còn có thể dùng để điều trị đầy bụng, ho, giải độc...

Uống nước lá tía tô mỗi ngày có tác dụng trong việc làm đẹp da, xóa mờ nám, dưỡng trắng da do tía tô có chứa nguồn khoáng chất phong phú, có thể ngăn ngừa sự hình thành của melamin. Bên cạnh đó, thói quen uống nước lá tía tô mỗi ngày còn thúc đẩy giảm cân hiệu quả do tía tô chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất, protein thực vật... giúp thúc đẩy chức năng dạ dày, kích thích trao đổi chất.

Tác dụng khi uống nước lá tía tô

Chống ung thư: Tía tô có chứa một lượng lớn chất chống oxy hóa mạnh có khả năng ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Con người càng tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa hàng ngày thì khả năng mắc bệnh ung thư càng thấp.

Lá tía tô có nhiều công dụng tuyệt vời

Tốt cho sức khỏe răng miệng: Một nghiên cứu của Đại học Asahi (Nhật Bản) cũng cho thấy rằng lá tía tô có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn bất lợi trong miệng.

Bồi bổ dạ dày: Lá tía tô có chứa flavonoid, chất này giúp làm dịu các dấu hiệu khó chịu ở dạ dày. Điều này bao gồm đầy hơi, buồn nôn...

Rất tốt cho sức khỏe tim mạch: Nước tía tô là loại nước rất tốt trong việc giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, do đó giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ.

Nước lá tía tô tốt cho tim mạch

Trị nổi mề đay, mẩn ngứa: Lá tía tô chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như quercetin, acid alpha-lineclic, luteolin, rosmarinic acid… có tác dụng ức chế quá trình sản xuất histamin, từ đó thuyên giảm triệu chứng nổi mề đay, mẩn ngứa. Bạn có thể ép tía tô lấy nước cốt để uống, đồng thời lấy phần bã đắp vào chỗ bị nổi mẩn ngứa. Sau một thời gian, tình trạng ngứa ngáy sẽ giảm đáng kể.

Hỗ trợ cho người bị bệnh gout (gút): Trong lá tía tô có chứa các hoạt chất làm giảm tương đối nồng độ acid uric trong máu người sử dụng. Điều này góp phần hỗ trợ cải thiện tình trạng cho những người đang bị bệnh gout. Tuy nhiên người bệnh vẫn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị, để cân đối sử dụng hợp lí với loại thuốc được kê.

Hỗ trợ giải cảm lạnh: Tía tô được y học cổ truyền xếp vào loại giải biểu, được hiểu là thuốc giải cảm được sử dụng để điều trị các triệu chứng ngoại cảm ở các giai đoạn đầu của bệnh. Có nhiều phương thức để người bệnh sử dụng như nấu cháo hành cùng tía tô, vừa kích thích tiết dịch vị, vừa tác dụng tiết mồ hôi giải cảm; đun thật nóng nước lá tía tô rồi xông toàn thân … Nhưng cách thức phù hợp cho cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi là đun nước lá tía tô và uống khi còn ấm nóng.

Hỗ trợ giải cảm lạnh rất tốt

Giảm cân: Trong tinh dầu của tía tô chứa Alpha linolenat, đây là một axit omega-3 thiết yếu, có lợi cho việc tăng cường sức khỏe, giúp giảm cân. Ngoài ra, việc uống nước lá tía tô còn giúp làm săn chắc các vùng có mỡ thừa, tăng cảm giác no lâu, giúp chị em khống chế cơn thèm ăn và không còn ăn vặt nhiều nữa.

Tốt cho xương khớp: Lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm cao, không những có tác dụng giảm đau khớp mà còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Người bệnh viêm khớp dạng thấp và đang mắc một số bệnh xương khớp khác nếu uống nước lá tía tô có thể giảm đau và giảm triệu chứng nguy hiểm của bệnh.

Những người không nên uống nhiều nước lá tía tô

Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai thường được khuyên uống nhiều nước lá tía tô để quá trình sinh sản dễ dàng hơn. Tuy nhiên, theo báo Tiền Phong đưa tin, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ) cảnh báo đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh nước lá tía tô giúp phụ nữ dễ sinh hơn, thậm chí điều này có thể gây ra nhiều hệ lụy. Cơ thể phụ nữ mang thai vốn nóng hơn người bình thường, nếu dùng lá tía tô dài ngày có thể dẫn đến tăng huyết áp. Hơn nữa, việc lạm dụng lá tía tô có thể khiến cho phụ nữ mang thai cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, táo bón, tiểu tiện đỏ.

Nước lá tía tô có thể dẫn đến tăng huyết áp

Phụ nữ mang thai có thể uống nước lá tía tô để hỗ trợ trị cảm cúm, tuy nhiên cần có sự tư vấn của bác sĩ về liều lượng sử dụng.

Người đang bị cảm nóng

Theo y học cổ truyền, lá tía tô vị cay tính ấm. Do đó những người đang bị cảm nóng cần sử dụng thận trọng kẻo khiến cơ thể thêm bức bối, khó chịu.

Người bị dị ứng với tía tô

Có một số trường hợp bị dị ứng với lá tía tô mà không hề biết. Do đó trước khi sử dụng số lượng lớn bạn nên uống một lượng nhỏ tía tô. Nếu sau 24h không thấy có phản ứng bất thường thì mới nên tiếp tục sử dụng với liều lượng tăng dần. Ngoài ra, cần đảm bảo mua được loại tía tô sạch, không có hóa chất để giữ an toàn cho sức khỏe.

Thu Hương (T/h) 

Tin nổi bật