Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Công an có quyền lập chốt kiểm tra nồng độ cồn ở đâu?

  • Đinh Kim (T/h)
(DS&PL) -

CSGT có quyền lập chốt kiểm tra nồng độ cồn ở những đâu chắc hẳn là vấn đề mà không ít người quan tâm và dưới đây là đáp án.

CSGT có quyền lập chốt kiểm tra nồng độ cồn tại đâu?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA của Bộ Công an, các nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung, cũng như các quy trình về tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT) có quy định rõ về tuần tra, kiểm soát công khai.

- Tuần tra, kiểm soát cơ động

Cán bộ CSGT di chuyển trên tuyến, địa bàn đã được phân công bằng phương tiện giao thông hoặc đi bộ để thực hiện tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành, trực tiếp quan sát hoặc thông qua sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn kịp thời, xử lý các hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ và những hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.

- Kiểm soát ở tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm CSGT

+ CSGT tổ chức lực lượng ở một điểm trên đường giao thông, tại Trạm CSGT theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành nhằm thực hiện kiểm soát, phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm hành chính về giao thông đường bộ, hành vi vi phạm pháp luật khác theo quy định.

+ Ở một điểm trên đường giao thông, lựa chọn địa điểm, mặt đường rộng và thoáng, không che khuất về tầm nhìn, đồng thời phải đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ.

+ Khi tuần tra, kiểm soát, CSGT dùng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (camera) đã được trang bị để ghi hình quá trình kiểm soát. Kiểm soát vào buổi tối, ban đêm phải có đèn chiếu sáng, bảo đảm đủ ánh sáng.

- Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp với kiểm soát ở một điểm trên đường giao thông, tại Trạm CSGT

Khi tuần tra, kiểm soát cơ động được kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, ở Trạm CSGT hoặc khi kiểm soát tại một điểm ở trên đường giao thông, tại Trạm CSGT được tuần tra, kiểm soát cơ động nhưng sẽ phải ghi rõ ở trong kế hoạch tuần tra, kiểm soát đã được cấp có thẩm quyền ban hành.

CSGT có quyền lập chốt kiểm tra nồng độ cồn theo đúng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành. Ảnh minh họa

- Khi tổ chức tuần tra, kiểm soát công khai theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 10 Thông tư 32/2023/TT-BCA thì phải có kế hoạch của Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát về giao thông đường bộ, đường sắt thuộc Cục CSGT (sau đây sẽ được viết gọn là Trưởng phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt), Trưởng phòng CSGT, Trưởng Công an cấp huyện trở lên và bảo đảm các quy định dưới đây:

+ Sử dụng trang phục Cảnh sát theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA. Cụ thể, khi tuần tra, kiểm soát công khai, cán bộ CSGT dùng trang phục Cảnh sát, đeo số hiệu Công an nhân dân, dây lưng chéo theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.

Khi kiểm soát vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết có sương mù, thời tiết xấu làm hạn chế tầm nhìn thì phải mặc áo phản quang.

+ Dùng phương tiện giao thông theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA hoặc đi bộ để tuần tra, kiểm soát trong phạm vi tuyến, địa bàn được phân công

Theo Khoản 2 Điều 13 Thông tư 32/2023/TT-BCA, phương tiện giao thông gồm xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát và xe chuyên dùng.

Xe ô tô, mô tô tuần tra, kiểm soát (màu sơn trắng), còn xe chuyên dùng có dòng chữ Cảnh sát giao thông song ngữ (tiếng Việt và tiếng Anh), lắp đặt đèn, cờ hiệu Công an, còi phát tín hiệu ưu tiên theo quy định của pháp luật.

Về xe ô tô tuần tra, kiểm soát, hai bên thành xe có vạch sơn phản quang màu xanh nước biển, dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” màu trắng (bằng chất liệu phản quang) ở giữa, kích thước chữ 10 cm x 10 cm, nét chữ 3 cm, cân đối hai bên thành xe.

Hai bên cánh cửa phía trước ghi dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang), kích thước khổ chữ tối đa bằng 2/3 khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG”, cùng hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tùy từng loại xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ và từ cho cân đối, phù hợp.

Về xe mô tô tuần tra, kiểm soát, hai bên bình xăng hoặc hai bên sườn hoặc ở hai bên cốp xe, phía trên có dòng chữ “C.S.G.T”, phía dưới có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” màu xanh (bằng chất liệu phản quang); kích thước khổ chữ “TRAFFIC POLICE” tối đa bằng 2/3 khổ chữ “C.S.G.T”. Tùy từng loại xe được bố trí kích thước chữ và khoảng cách giữa các chữ sao cho cân đối và phù hợp.

Về xe chuyên dùng, hai bên thành thùng hoặc sườn xe có dòng chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” bằng chất liệu phản quang, kích thước chữ là 10 cm x 10 cm, nét chữ 3 cm.

Hai bên cánh cửa phía trước có dòng chữ “TRAFFIC POLICE” bằng chất liệu phản quang, kích thước khổ chữ tối đa bằng 2/3 khổ chữ “CẢNH SÁT GIAO THÔNG” và hình phù hiệu Cảnh sát giao thông ở giữa hai chữ “TRAFFIC” và “POLICE”. Tùy từng loại xe, màu sơn của xe được bố trí khoảng cách giữa các chữ, từ, màu của chữ (trắng hoặc xanh) sao cho cân đối và phù hợp.

Còi phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng theo quy định của pháp luật. Đèn phát tín hiệu ưu tiên được sử dụng liên tục trong các trường hợp: Tuần tra, kiểm soát cơ động; kiểm soát ở một điểm vào buổi tối, ban đêm hoặc ban ngày trong điều kiện thời tiết sương mù, thời tiết xấu làm tầm nhìn bị hạn chế.

+ Dùng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện kỹ thuật khác theo quy định của Thông tư 32/2023/TT-BCA.

Cụ thể, vũ khí, công cụ hỗ trợ gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng bắn điện, súng bắn lưới, súng bắn đạn cao su, súng bắn đạn cay và súng bắn đạn đánh dấu, bên cạnh đó còn có bình xịt cay, dùi cui điện, áo giáp, khóa số 8, gậy chỉ huy giao thông.

Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được trang bị, sử dụng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Nghị định số 135/2021/NĐ-CP và tiêu chuẩn, định mức theo quy định của Bộ Công an.

Được lắp đặt, sử dụng công khai hoặc hóa trang trên các tuyến giao thông đường bộ, tại Trạm CSGT, trên phương tiện giao thông, trang bị cho Tổ CSGT và do cán bộ CSGT trực tiếp vận hành, sử dụng nhằm phát hiện, thu thập hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ và các vi phạm pháp luật khác theo quy định.

Phương tiện thông tin liên lạc bao gồm bộ đàm, điện thoại, máy fax, máy tính lưu trữ, truyền nhận dữ liệu, máy in.

Ngoài ra còn có còi, loa, rào chắn, cọc tiêu hình chóp nón, biển báo hiệu, dây căng và đèn chiếu sáng; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; vũ khí và công cụ hỗ trợ khác được trang bị theo quy định của pháp luật và Bộ Công an.

Như vậy, qua các quy định trên, có thể khẳng định được rằng CSGT có quyền lập chốt kiểm tra nồng độ cồn theo đúng kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền ban hành, phải lập chốt kiểm tra nồng độ cồn ở địa điểm, mặt đường rộng và thoáng, không che khuất tầm nhìn, đúng quy định của pháp luật giao thông đường bộ.

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông như thế nào?

Theo Điều 17 Thông tư 32/2023/TT-BCA, hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông của CSGT được thực hiện thông qua một trong các tín hiệu hoặc kết hợp đồng thời các tín hiệu dưới đây:

- Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa và tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát.

- Các tín hiệu khác theo quy định của pháp luật, bao gồm biển báo hiệu, cọc tiêu, hàng rào chắn.

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông, tại Trạm Cảnh sát giao thông như sau:

- Cán bộ CSGT lựa chọn vị trí phù hợp, đứng nghiêm và hướng về phía phương tiện giao thông cần kiểm soát, phát hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông ở khoảng cách bảo đảm an toàn.

Bên tay phải cầm gậy chỉ huy giao thông đưa lên, chỉ vào phương tiện giao thông cần kiểm soát, đồng thời thổi hồi còi dứt khoát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát.

- Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ, dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của CSGT.

Hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông khi đang ngồi trên phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát cơ động như sau:

- Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều, ở phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát: Cán bộ CSGT cầm gậy chỉ huy giao thông đưa sang ngang phía bên phải hoặc bên trái của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát (tùy theo phần đường, làn đường phương tiện giao thông cần kiểm soát đang lưu thông).

Sau đó, đưa gậy chỉ huy giao thông lên theo phương thẳng đứng, vuông góc với mặt đất; dùng còi, loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát, hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát.

Người điều khiển phương tiện giao thông khi nhận được tín hiệu phải giảm tốc độ, dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ CSGT.

- Trường hợp phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát đi cùng chiều, ở phía sau phương tiện giao thông cần kiểm soát: Cán bộ CSGT dùng loa, phát tín hiệu ưu tiên của phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát; hướng dẫn người điều khiển phương tiện giao thông cần kiểm soát dừng vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát.

Trong trường hợp cần thiết, nếu bảo đảm an toàn, phương tiện giao thông tuần tra, kiểm soát có thể vượt lên phía trước phương tiện giao thông cần kiểm soát và thực hiện hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 17 Thông tư 32/2023/TT-BCA.

Khi nhận được tín hiệu, người điều khiển phương tiện giao thông phải giảm tốc độ và dừng phương tiện giao thông vào vị trí theo hướng dẫn của cán bộ CSGT.

Tin nổi bật