Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Cơn sốt săn ươi rừng lên tận vùng Tây Nguyên

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Cơn sốt săn trái ươi rừng đã lan nhanh đến vùng Tây Nguyên, khi thời gian gần đây nhiều người dân ở huyện M’Drak (Đắk Lắk) đổ xô vào rừng chặt phá cây ươi.

(ĐSPL) - Cơn sốt săn trái ươi từ các tỉnh miền Trung dường như đã lan nhanh đến vùng Tây Nguyên, khi thời gian gần đây nhiều người dân ở các xã Cư San, Ea Trang, huyện M’Drak (Đắk Lắk) đổ xô vào rừng chặt phá cây ươi lấy trái bán.

Thời gian gần đây, cơn sốt săn trái ươi rừng ở các tỉnh miền Trung như: Quảng Nam, Quảng Ngãi gần như không hạ đi mà còn lan nhanh hơn đến các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, trong đó, điển hình có tỉnh Đắk Lắk. Tại đây, theo những người chuyên đi hái ươi rừng cho biết, trái ươi khoảng 7 năm mới ra một lần nên được coi là lộc của rừng ban cho. Những mùa trước, giá thấp nên ít người đi hái, nhưng năm nay giá ươi được đẩy lên cao, giao động từ 100 – 150.000đồng/kg (trái khô), có khi lên tới 250.000 đồng/kg nên nhiều người đổ xô vào rừng hái ươi. Và để hái được trái cho nhanh, không ít người dân đã dùng cách đốn hạ cây. Để hái được ươi rừng, “ươi tặc” phải vào tận rừng sâu tìm kiếm, xác định hướng đi theo những đám cây đỏ nổi bật giữa rừng, đây chính là màu của mũ trái ươi già, đây gần như phương thức bí mật của dân săn ươi.

Theo anh Y H. Hmok, một người đi săn ươi cho biết, mỗi ngày cũng hái được gần 100kg, với giá bán hiện nay thì kiếm được tiền triệu. Phần lớn, trái ươi ở các xã Cư San, Ea Trang, huyện M’Drak được tiểu thương ở Khánh Hòa thu mua về bán lại cho các thương lái Trung Quốc. Các tiểu thương đi gom trái ươi của dân vào ban ngày, ban đêm chở đến nhập để tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng, địa điểm tập kết thường là khu vực gần cây xăng H’win H’Dok tại ngã ba đường Ea Trang đi Cư San và mỏ đá 29 trên QL 26. Thực trạng người dân đổ xô vào rừng khai thác ươi và tình trạng mua bán thường xuyên đã khiến cho loại “vàng xanh” này lên cơn sốt. 

Trái ươi phơi trước sân nhà một người dân ở xã Ea Trang, huyện M'Drak (Đắk Lắk). Ảnh: Báo Đắk Lắk

Tình trạng khai thác ươi rừng đã gây ra nhiều bất ổn, làm ảnh hưởng đến an ninh rừng và an ninh trật tự trên địa bàn; và hậu quả là đã có 1 người chết và 2 người bị thương do bị cây ươi ngã đè lên người.

Trước tình trạng trên, ông Lê Văn Ba, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện M’Drak cho biết, UBND huyện đã chỉ đạo lực lượng kiểm lâm truy quét, ngăn chặn tại gốc tình trạng chặt ươi, phối hợp với chính quyền các xã tuyên truyền người dân không được chặt phá cây ươi.

Cây ươi có tên khoa học là Sterclia lyhnophora, dân gian hay dùng trái này ngâm nước có pha ít đường dùng để giải khát. Còn trong y học, ươi có vị ngọt, tính mát, thông độc, tác dụng chính là thanh nhiệt, dùng chữa trị đau cổ họng, khàn tiếng, tắt tiếng, da khô do nóng nhiệt, ho, chảy máu cam. Vì vậy, người dân cần có ý thức cùng với các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương bảo vệ rừng, bảo vệ cây ươi để gìn giữ nguồn lợi này.

Tin nổi bật