Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Con gái có nguy cơ 90% tử vong, bố cho nửa lá gan

(DS&PL) -

Nửa gan của người cha ở Thanh Hóa được cắt để ghép cho con gái 15 tuổi. Trước khi ghép, bệnh nhân có nguy cơ tử vong 90%.

Nửa gan của người cha ở Thanh Hóa được cắt để ghép cho con gái 15 tuổi. Trước khi ghép, bệnh nhân có nguy cơ tử vong 90%.

Ghép gan từ người  cha 39 tuổi cho con gái 15 tuổi

Theo thông tin từ BV Việt Đức, bệnh nhân được ghép gan là Dương Thị Phương Mai, 15 tuổi. Người hiến gan là bố đẻ - ông Dương Văn Tiến (39 tuổi), quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hoá.
Năm 2015, Mai có biểu hiện vàng da, mệt mỏi. Từ tháng 2/2017, em bị xuất huyết tiêu hoá, hôn mê gan và được chuyển đến BV Bạch Mai. Tháng 3, em được chuyển viện Nhi Trung ương trong tình trạng bị suy gan.
Một phần lá gan của anh Tiến được lấy ra ghép cho con gái. Ảnh: Bác sỹ  cung cấp
GS-TS Trần Bình Giang, Giám đốc BV Việt Đức cho biết, trước khi được ghép gan, bệnh nhân mắc hội chứng Wilson. Bệnh này khiến gan không thể thải đồng, nên bị suy gan cấp trên nền bệnh gan mạn tính, xơ gan. Bệnh nhân đã hôn mê gan, rối loạn đông máu nặng. Các bác sỹ tiên lượng, nếu không được ghép gan, bệnh nhân chắc chắn tử vong.
Ngày 29/3, hơn 100 bác sĩ điều dưỡng của BV Việt Đức đã tham gia vào ca ghép tạng đặc biệt này. Sau 9 tiếng đồng hồ, cuộc phẫu thuật đã diễn ra thành  công.
Theo GS Giang, các bác sỹ đã sử dụng phương pháp ghép gan bán phần từ người hiến khoẻ mạnh. Nửa gan của người cha được cắt (60% thể tích gan người bố). Trong ca ghép bệnh nhân có rối loạn đông máu từ trước ghép, hậu quả của suy gan cấp nên việc điều chỉnh đông máu trong mổ rất quan trọng nhằm hạn chế chảy máu cho bệnh nhân.
Ngoài ra bệnh nhân còn có bất thường bẩm sinh hẹp động mạch thân tạng, là gốc của động mạch gan khiến không thể thực hiện miệng nối động mạch bình thường mà phải nối dài, nối trực tiếp động mạch gan vào động mạch chủ bụng.

Bệnh nhân Mai hiện đã hồi tỉnh sau ca ghép gan.
PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, Trưởng khoa Phẫu thuật Tim mạch và Lồng ngực cho biết, kíp phẫu thuật chịu nhiều áp lực về mặt kỹ thuật, phải rút ngắn thời gian phẫu thuật do bệnh quá nặng, nguy cơ mất máu lớn. Hơn nữa, bệnh nhân bị suy gan cấp trong vài tháng, nhiễm trùng trước mổ rất nặng, phù phổi cấp, suy thở, hôn mê gan... tạo nên khó khăn với các bác sĩ trong quá trình mổ.
Đây là trường hợp nặng nhất trong số 36 ca ghép gan từ trước đến nay ở BV Việt Đức. Trong suốt cuộc phẫu thuật, các bác sỹ rất lo lắng nếu tình huống xấu nhất xảy ra.
Cũng theo GS Giang, bệnh nhân bị rối loạn đông máu có chống chỉ định với phẫu thuật, trong khi đây lại là một ca phẫu thuật lớn… Và cuối cùng, ca mổ đã thành công. Một tuần sau ghép gan, bệnh nhân tỉnh, tự ngồi dậy ăn uống được, không sốt, các chỉ số sinh tồn ổn định, chức năng gan phục hồi như dự kiến.
Dù có thể khẳng định ca ghép thành công, nhưng các bác sỹ phải tiếp tục theo dõi các biến chứng sau ghép gan như: tắc mạch, nhiễm trùng, thải ghép…
Còn người hiến gan là anh Tiến – bố bé Mai, dự kiến 8-9 ngày sau mổ, anh có thể ra viện.
Nam Anh
 

Tin nổi bật