Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Con đường ông Trầm Bê thành đại gia trước khi vào vòng lao lý

(DS&PL) -

Trước khi bước vào ngành tài chính ngân hàng rồi rơi vào vòng lao lý, ít ai biết nguyên Phó chủ tịch Sacombank – Trầm Bê – hoạt động trong lĩnh vực lâm sản, y tế.

Trước khi bước vào ngành tài chính ngân hàng rồi rơi vào vòng lao lý, ít ai biết nguyên Phó chủ tịch Sacombank – Trầm Bê – hoạt động trong lĩnh vực khai thác và chế biến lâm sản.

Năm 1991, ông Trầm Bê là giám đốc của Công ty Chế biến Lâm sản Đông Anh rồi trở thành Chủ tịch Hội đồng Quản trị 4 năm sau đó. Trong giai đoạn này, ông nhanh chóng khẳng định tên tuổi trong lĩnh vực sản xuất và chế biến gỗ.

10 năm sau, ông đầu tư 13% vốn vào ngành bất động sản và trở thành thành viên Hội đồng Quản trị của Công ty Cổ phần đầu tư Xây dựng Bình Chánh (BCCI), báo VTC News đăng tải.

Ông Trầm Bê vừa bị bắt để điều tra vụ án thất thoát tài sản ở Sacombank. Ảnh: Công an nhân dân.

Nhiều năm sau đó, nhờ sở hữu quỹ đất rộng lớn cùng nhiều dự án, BCCI được coi như một đại gia bất động sản phía Nam và gặt hái được nhiều thành công.

Tiếp đến, ông Trầm Bê đầu tư sang lĩnh vực y tế bằng cách góp vốn thành lập thành lập bệnh viên Triều An, một trong những bệnh viện tư nhân đầu tiên được Bộ Y Tế công nhận là bệnh viện đa khoa chuyên sâu, đến nay đây vẫn là bệnh viện tư lớn nhất TP.HCM.

Giai đoạn năm 2002-2009, cái tên Trầm Bê được nhiều người biết tới hơn khi ông đảm nhiệm vai trò Chủ tịch HĐQT của Công ty Chế biến Thủy hải sản Sơn Sơn. Công ty Sơn Sơn là đơn vị duy nhất đủ tiền để sở hữu dây truyền chiếu xạ thanh long.

Trong thời gian đó, công ty này đã ghi dấu ấn trong ngành nông nghiệp bởi sự chiếm lĩnh 100% thị trường chiếu xạ thanh long ở Việt Nam, với thiết bị chiếu xạ theo tiêu chuẩn Pasteur và kỹ thuật chiếu xạ của Mỹ với giá tới 20 triệu USD/chiếc mà ông Trầm Bê đã bất chấp mọi khó khăn ban đầu để đầu tư.

Theo thông tin từ Tri thức trực tuyến, ông Trầm Bê lần đầu lấn sân sang ngành tài chính và trở thành thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Phương Nam (SouthernBank).

Đây cũng là giai đoạn “hoàng kim” của SouthernBank với mức lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Năm 2007, SouthernBank đạt doanh thu trên 1.000 tỷ đồng cùng lợi nhuận ròng gần 200 tỷ đồng.

Ông Trầm Bê nhanh chóng gia tăng quyền lực của mình tại ngân hàng này bằng cách cho các con nắm giữ những vị trí lãnh đạo và thâu tóm phần lớn cổ phần.

Sau SouthernBank, ông Trầm Bê tiếp tục thâu tóm Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) với tư cách ban đầu là cổ đông. Tháng 2/2012, ông trở thành Phó chủ tịch thường trực của ngân hàng này.

Không lâu sau đó, khi hệ thống ngân hàng gặp khủng hoảng, SouthernBank và Sacombank được sáp nhập vào tháng 8/2015 do SouthernBank bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xếp vào nhóm 9 ngân hàng yếu kém bắt buộc tái cơ cấu.

Cuối tháng 2/2017, dù đã bị Sacombank và NHNN thông báo chấm dứt toàn bộ hoạt động quản trị tại ngân hàng, trên thực tế ông Trầm Bê vẫn là người đứng tên lượng lớn cổ phiếu tại Sacombank.

Ngày 1/8, ông Trầm Bê bị cơ quan chức năng bắt tạm giam 4 tháng để điều tra hành vi “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ án Phạm Công Danh gây thất thoát cho Sacombank 1.800 tỉ đồng.

(Tổng hợp)

Tin nổi bật