Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Con dâu phát điên vì mẹ chồng cay độc, đòi trả về nhà mẹ đẻ

(DS&PL) -

(ĐSPL) - Không chịu nổi lời chửi bới cay độc hà khắc của mẹ chồng, uất ức khi mẹ chồng nhiều lần đòi "lót lá dắt tay" trả về nhà mẹ đẻ, con dâu 27 tuổi hóa điên phải nhập viện tâm thần.

(ĐSPL) - Chỉ vì không chịu nổi những lời chửi bới cay độc và hà khắc của mẹ chồng, đặc biệt uất ức khi mẹ chồng nhiều lần đòi "lót lá" dắt tay trả về nhà mẹ đẻ, người con dâu 27 tuổi đã hóa điên phải nhập viện tâm thần.

Đó là hoàn cảnh đầy éo le và đáng thương của Nguyễn Thị T (Phúc Thọ, Hà Nội). 7 năm kết hôn, với 2 con nhỏ, những tưởng cuộc sống của T sẽ mãi nhún nhường ở nhà chồng. Nhưng rồi, quá áp lực và căng thẳng, T phát bệnh tâm thần trầm trọng vì mẹ chồng cay nghiệt của mình.

Cuộc sống địa ngục vì "ăn bám" mẹ chồng

Có mặt ở Khoa 6, Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (Thường Tín, Hà Nội) vào một ngày đầu tháng 10, tiếp xúc với các bệnh nhân nơi đây, chúng tôi thật sự cảm thương cho bệnh nhân Nguyễn Thị T ở Phúc Thọ, Hà Nội. Hiện, sau hơn 2 tháng điều trị bệnh tại đây, T đã ổn định và sắp được ra viện.

Hỏi chị T lý do vì đâu chị phải bỏ con thơ dại ở nhà để nhập viện điều trị, người mẹ 2 con này không ngần ngại chia sẻ: “Thật sự, mình cũng không nhớ mình được mẹ đẻ đưa vào viện này như thế nào. Nhưng mẹ mình và mọi người ở đây kể rằng ngày vào viện mình la hét, chửi bới om sòm lên. Mình cứ giãy giụa, nói năng lung tung. Nói chung, mình bị sang chấn và kích động nến mức khi vào viện, mẹ mình phải trói mình lại quẳng lên xe. Nghe kể lại, mình thấy mình bị kích động khủng khiếp, kiểu đúng là đã hóa điên hóa dại, không kiểm soát được bản thân”.

Người mẹ 27 tuổi này cũng bắt đầu kể rằng, 7 năm trước, T quen chồng T do một người quen gần nhà chồng giới thiệu. Khi ấy, vì thấy có người thương đến, lại thêm gia cảnh gia đình éo le (bố mẹ T bỏ nhau, T đang sống với mẹ) nên T nhanh chóng nhận lời đám cưới để muốn ổn định cuộc sống cho mẹ yên lòng. Vì thế 20 tuổi, T lấy chồng xa và về làm dâu nhà chồng.

Nhà chồng T, bố chồng cũng mất sớm, giờ chỉ còn mẹ chồng và chồng T. Mẹ chồng T tuy là cán bộ ngân hàng đã về hưu song bà là người đàn bà rất ghê gớm và cay nghiệt. Còn chồng T vì bị dị tật ở chân nên hàng ngày bán hàng nước. Tuy hơn T 4 tuổi song chồng T là người đàn ông nhu nhược, gia trưởng. Anh nhất nhất chỉ nghe lời mẹ và không bao giờ nghe lời vợ nói. Thậm chí nhiều lần anh còn vì những lời mẹ nói mà xông vào đánh vợ.

Nhớ lại những ngày tháng tủi nhục ở nhà chồng, T trào nước mắt kể: “Trước khi lấy chồng, mình cũng đi làm công nhân lương 3 cọc 3 đồng. Sau khi về nhà chồng, dù lạ nước lạ cái, mình cũng cố tìm việc làm. Nhưng lương công nhân nhựa thời vụ, chỉ được gần 3 triệu đồng nên mẹ chồng mình chửi bới mình kinh khủng lắm."

"Về nhà chồng, mình đi làm cho đến khi sinh con thì phải nghỉ làm. Rồi khi con lớn hơn, mình xin đi làm sau sinh thì chồng và mẹ chồng không cho. Họ bắt mình ở nhà trông con và làm việc nhà. Cứ thế, mình ở nhà từ khi sinh con đầu lòng đến khi sinh cháu thứ 2. Ở nhà không đi làm, mình đều phải ngửa tay xin tiền chi tiêu và ăn bám nhà chồng”.

Ở nhà chồng nuôi, biết thân biết phận mình, T nào có dám chi tiêu hoang phí. Ngược lại, hàng ngày cô vẫn phụ chồng bán quán nước, vẫn lo chu toàn việc nhà và chăm con cái. Hàng ngày đối mặt với đủ thứ việc không tên nhưng T vẫn không thể làm hài lòng mẹ chồng.

“Cứ mỗi khi mình quên chưa làm việc này việc nọ hoặc làm không vừa mắt mẹ chồng là y như rằng mẹ chồng lại cho 1 bài ca đay nghiến và chua ngoa. Bà nói rằng, từ ngày mình về chưa làm được gì cho nhà chồng đã ăn tàn phá hoại. Bà bảo mình là đứa con dâu ăn bám, vô tích sự” – T đau khổ kể.

T kể về cuộc sống như địa ngục của nàng dâu "ăn bám" mẹ chồng.

Những lúc bị mẹ chồng chì chiết quá quắt, T đã khóc bảo mẹ chồng trông cháu cho để đi làm. Song mẹ chồng T nhất định không trông cháu cũng không cho T đi làm. Bà thường bảo: “Mày đừng hòng kiếm cớ đi làm để nhác việc nhà ỷ cho tao. Với lại, đi làm lương không đủ tiêu pha, chả bõ con ốm thì đi làm làm gì. Mày không nghe lời tao mà cứ bước chân ra khỏi nhà thì đừng có mong quay về nhà này”.

Không cho con dâu đi làm, nhưng khi T ở nhà thì mẹ chồng không ngày nào không chì chiết T là “loại con dâu chỉ biết ăm bám”. Cứ thế, T vẫn phải cắn răng chịu đựng ngày này qua ngày khác cho tới khi T sinh bé thứ 2 thì cuộc sống ngày một chật vật và mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu càng lên đến đỉnh điểm.

Nhập viện tâm thần khẩn cấp vì hóa điên bởi mẹ chồng cay nghiệt

Khi con thứ 2 của vợ chồng T chào đời, cuộc sống ngày càng khốn khó hơn. Mọi chi tiêu trong nhà chật vật nên T không còn mua sắm 1 chút nào cho bản thân. Mọi cái đều chỉ dành lo cho con những cái thiết yếu nhất.

“Thời điểm này, mẹ chồng mình cũng kiểm soát hết tiền lời lãi bán hàng của 2 vợ chồng, thế nên nhất nhất mọi khoản chi tiêu lớn nhỏ mình đều phải ngửa tay xin mẹ chồng. Vì chồng mình cũng bị mẹ quản lý nên anh cũng không có tiền. Anh toàn nói mình hỏi bà nội cháu” – T kể lại.

Khi con trai thứ 2 của T bị viêm phổi nặng phải đi viện khám, T xin tiền mẹ chồng nhưng bà nội cháu nhất quyết không đưa cho. Bà lại được thể đay nghiến T rằng: “Chỉ mỗi ở nhà trông con mà chăm con không nên hồn để con ốm đau. Rồi bà lại bảo tiền làm không ra lúc nào cũng ngửa tay xin tiền. Bà còn nói, mình để con mình ốm thì mình tự phải xoay xỏa”.

Thấy bà nhẫn tâm bỏ mặc cháu nội ốm tiếc tiền không lo liệu, T lại phải sấp ngửa đi vay tiền hoặc về quê giật của bà ngoại cho con đi khám.

Sau lần con ốm, T nghĩ mình không thể sống mãi nhục nhã ăn bám mẹ chồng như vậy nên đã cố gắng vay mượn và mở được quán bún riêu cua. Song nhiều khi vừa chăm con nhỏ 2 tuổi vừa ngồi bán hàng không được chuyên tâm, T lại bị mẹ chồng mắng té tát. Mắng chưa thỏa, bà còn nhiều lần đòi đuổi T về nhà mẹ đẻ .

Một lần, không chịu được những lời chửi bới cay nghiệt và phỉ báng của mẹ chồng dành cho con dâu, T đã bế con trai thứ 2 về nhà bà ngoại. Song khi muốn quay lại nhà chồng, mẹ chồng T còn yêu cầu mẹ đẻ T phải đến xin lỗi bà. Thương con gái, mẹ đẻ T đã phải chịu nhục “ê mặt” đến nhà xin lỗi thông gia để mẹ chồng T tha hồ nói xiên xẹo.

Trở về nhà chồng, những ngày tháng sau đó của T vẫn cực kỳ áp lực. Mẹ chồng T ngày một cay nghiệt hơn với con dâu. Thậm chí có lúc 2 mẹ con đang bán bún riêu buổi sáng, ngứa mắt con dâu chuyện nhỏ nhặt nào đó, mẹ chồng T sẵn sàng hắt cả bát bún nóng vào người T. T có thái độ phản kháng hay nói lại, mẹ chồng T lại dọa đuổi về nhà mẹ đẻ để trả “dâu ăn bám” về "nơi sản xuất".

Được đúng tròn 1 tháng sau khi về lại nhà chồng, vì quá căng thẳng trước những hành động và lời nói của mẹ chồng, T đã có những dấu hiệu của stress nặng và cô phát bệnh tâm thần không biết.

Mẹ đẻ và con gái ôm nhau khóc vì nghĩ cảnh phải quay lại nhà chồng sau khi nhập viện

Theo Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Tô Thanh Phương – Trưởng khoa 6 (Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1) cho biết: “Cách đây 2 tháng, T nhập viện trong tình trạng bị hoảng loạn và kích động tâm thần. Bệnh nhân lúc nào cũng la hét, chửi bới lung tung. Đến nỗi người nhà bệnh nhân đã phải trói mang đến đây. Song sau 2 tháng điều trị, tình trạng của bệnh nhân T đã ổn định trở lại và sắp được ra viện trong vài ngày tới”.

Tiến sĩ, bác sĩ cao cấp Tô Thanh Phương – Trưởng khoa 6 (Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1)

Bác sĩ Tô Thanh Phương cũng cho biết thêm: Hiện càng đến ngày gần ra viện, T có dấu hiệu càng lo lắng. Như hôm qua mẹ đẻ T có thu xếp lên thăm con gái. Khi thấy bệnh tình của con đỡ hẳn, mẹ đẻ bệnh nhân mừng lắm. Song rồi, 2 mẹ con T lại ôm nhau khóc vì sau khi ra viện, bệnh nhân T nói vẫn sẽ phải quay về nhà chồng sống dù không muốn thế.

Song ở đó vẫn còn 2 đứa con nên bệnh nhân T nói quay lại đó sống như địa ngục vì con, vì không muốn con không đầy đủ bố mẹ. Nhìn tình cảnh ấy, bác sĩ và nhiều bệnh nhân trong viện đều không khỏi thương xót và cầm lòng được.

Tin nổi bật